Huyện Thanh Trì: Lao động nông thôn ổn định việc làm sau đào tạo nghề

15:07 | 16/10/2019
(LĐTĐ) Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Trì đã cơ bản đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động, góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động, có thu nhập, nâng cao đời sống đồng thời đáp ứng phần lớn nhu cầu của doanh nghiệp khi tuyển dụng và giúp từng bước chuyển dịch lao động nông thôn sang các ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ.  
huyen thanh tri lao dong nong thon on dinh viec lam sau dao tao nghe Huyện Thanh Trì: Giữ vững trật tự an toàn xã hội
huyen thanh tri lao dong nong thon on dinh viec lam sau dao tao nghe Quyết tâm “tăng tốc” hoàn thành chỉ tiêu kinh tế xã hội những tháng cuối năm
huyen thanh tri lao dong nong thon on dinh viec lam sau dao tao nghe Nâng cao vai trò quản lý, đáp ứng nhu cầu của người dân

Ngày 15/10, đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố do Sở Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì đã có buổi làm việc với huyện Thanh Trì nhằm kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Báo cáo với đoàn kiểm tra, đại diện Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Thanh Trì cho biết, để thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2018, từ tháng 7/2017, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì đã chỉ đạo các phòng chuyên môn của huyện chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn khảo sát nhu cầu học nghề, đăng ký chỉ tiêu đào tạo nghề năm 2018 cho lao động nông thôn.

huyen thanh tri lao dong nong thon on dinh viec lam sau dao tao nghe
Ông Trần Sỹ Tiến- Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Trưởng đoàn kiểm tra, phát biểu tại buổi làm việc.

Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch về đào tạo nghề và giải quyết việc làm năm 2018 trên địa bàn huyện Thanh Trì, trong đó giao nhiệm vụ, chỉ tiêu thực hiện cụ thể cho từng phòng, ban, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.

Trong đó, Huyện chỉ đạo Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Kinh tế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên huyện Thanh Trì và các đơn vị dạy nghề trên địa bàn thành phố tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn và dài hạn cho người lao động có nhu cầu học nghề.

Huyện cũng chỉ đạo Trung tâm Văn hóa- Thông tin và Thể thao Thanh Trì, Đài truyền thanh các xã, thị trấn tuyên truyền Kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm năm 2018; Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tới đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện.

Với những biện pháp quyết liệt, đồng bộ, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã đạt được những hiệu quả thiết thực. Cụ thể, năm 2018, huyện Thanh Trì đã tổ chức 15 lớp đào tạo nghề cho 517 lao động nông thôn. Trong đó, nghề phi nông nghiệp có 07 lớp với 237 học viên gồm các nghề: May công nghiệp và pha chế đồ uống; nghề nông nghiệp có 07 lớp với 280 học viên bao gồm các nghề: trồng rau hữu cơ, rau an toàn, trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh…

huyen thanh tri lao dong nong thon on dinh viec lam sau dao tao nghe
Bà Phạm Thị Thu Huyền - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì phát biểu tại buổi làm việc

Đáng nói, số người lao động có việc làm sau đào tạo nghề chiếm tỉ lệ cao. Cụ thể, nghề phi nông nghiệp có 196/237 người có việc làm chiếm 82%; nghề nông nghiệp; nghề nông nghiệp có 280/208 người có việc làm chiếm 100%. Thu nhập của học viên sau khi học nghề đạt bình quân 4-5 triệu đồng.

Để nắm bắt thực tế kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Thanh Trì, sau khi nghe báo cáo của Ủy ban nhân dân Huyện, đoàn kiểm tra đã tới khảo sát mô hình tạo việc làm sau đào tạo nghề cũng như nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của học viên các lớp đã và đang được đào tạo nghề. Hầu hết các học viên đều bày tỏ sự hài lòng và đánh giá cao về chất lượng lớp học cũng như hiệu quả của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Chị Trần Thị Hiền, xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì cho biết, trước đây, chị vốn là công nhân sau đó thật nghiệp. Đang muốn khôi phục lại quán cà phê mà chị từng bán từ trước đây để có kế sinh nhai, chị Hiền may mắn được tham gia khóa đào tạo nghề pha chế đồ uống do Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức.

“Đã được học nghề miễn phí mà giáo viên lại rất tận tình, chu đáo, tôi và các học viên thật sự rất vui. Kết thúc khóa học chúng tôi nắm được kỹ thuật pha chế hơn 60 món đồ uống. Đây là hành trang quý giá để tôi khởi nghiệp mở lại quán bán nước.”- chị Hiền phấn khởi nói.

huyen thanh tri lao dong nong thon on dinh viec lam sau dao tao nghe
Thành viên đoàn kiểm tra gặp gỡ người lao động được đào tạo nghề

Chia sẻ về hiệu quả công việc sau khi được đào tạo nghề, chị Hiền bộc bạch, trước đây, chị đã từng bán nước nhưng khi đó do không biết kỹ thuật nên phải thuê nhân viên pha chế và cũng không trực tiếp kiểm soát được chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên, sau khi được học, chị Hiền trực tiếp pha chế đồ uống cho khách, giảm chi phí thuê nhân viên.

Đáng nói, do áp dụng kỹ thuật được học, các món đồ uống do chị pha chế trở nên ngon, hấp dẫn và phong phú hơn, thu hút đông khách hàng hơn. Mặc dù quy mô cửa hàng hiện còn nhỏ, chủ yếu phục vụ đối tượng học sinh nhưng trung bình mỗi ngày chị cũng thu lãi từ 200-300 ngàn đồng.

Thay mặt đoàn kiểm tra kết luận buổi làm việc, ông Trần Sỹ Tiến, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đã đạt được đồng thời cũng thẳn thắn chỉ rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Thanh Trì.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, ông Trần Sỹ Tiến đề nghị huyện Thanh Trì tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn một cách thiết thực, phù hợp với nhu cầu của người học nghề và tình hình thực tế của địa phương. Song song đó, huyện cần tiếp tục tăng cường kiểm tra giám sát, khảo sát, nắm bắt nhu cầu của người lao động để tổ chức các lớp học sát với nhu cầu của người lao động, nâng số lượng lao động nông thôn được đào tạo nghề từ đó góp phần tích cực trong phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống người dân nông thôn.

huyen thanh tri lao dong nong thon on dinh viec lam sau dao tao nghe
Chị Trần Thị Hiền, xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì có công việc và thu nhập ổn định sau khi được đào tạo nghề kỹ thuật pha chế đồ uống

Thay mặt lãnh đạo huyện Thanh Trì, bà Phạm Thị Thu Huyền, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì trân trọng tiếp thu các ý kiến của đoàn kiểm tra Thành phố. Bà Phạm Thị Thu Huyền cho biết, huyện Thanh Trì hiện đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang các ngành dịch vụ, lao động nông nghiệp còn lại rất ít.

Tuy vậy, huyện Thanh Trì vẫn chú trọng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao và luôn xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là chỉ tiêu pháp lệnh. Theo bà Huyền, thực tế triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Thanh Trì là hết sức thực chất, tuyệt đối không có kiểu “đánh trống ghi tên”.

“Công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động, góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động nông thôn, có thu nhập, nâng cao đời sống đồng thời đáp ứng phần lớn nhu cầu của doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động, từng bước chuyển dịch dịch lao động nông thôn sang các ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ”- bà Phạm Thị Thu Huyền cho biết.

Bà Phạm Thị Thu Huyền khẳng định, huyện Thanh Trì sẽ tiếp tục quan tâm, chú trọng, chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình một cách đồng bộ, quyết liệt hơn nữa trong thời gian tới để chương trình đạt được hiệu quả cao nhất góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng sống của người dân nông thôn huyện Thanh Trì.

Phạm Diệp

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này