Gần 50% xã, phường không phát sinh dịch tả lợn châu Phi

11:34 | 28/09/2019
(LĐTĐ) Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, tính đến nay, trên địa bàn thành phố có 219 xã, phường (chiếm 49% tổng số xã, phường xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi) và 6 quận, huyện (Hà Đông, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Trì) đã qua 30 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh dịch.
gan 50 xa phuong da qua 30 ngay khong phat sinh lon mac benh dich ta lon chau phi Triển khai hiệu quả công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi
gan 50 xa phuong da qua 30 ngay khong phat sinh lon mac benh dich ta lon chau phi Phối hợp xử lý môi trường trong việc tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi
gan 50 xa phuong da qua 30 ngay khong phat sinh lon mac benh dich ta lon chau phi Sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội về diễn biến và kết quả công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn thành phố cho thấy, lũy kế đến nay, bệnh dịch đã xảy ra tại 31.253 hộ chăn nuôi (chiếm 38,7% tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi) ở 1.351 thôn, tổ dân phố của 449 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện, thị xã; làm mắc bệnh và tiêu hủy 526.653 con lợn (chiếm 28,1% tổng đàn) với trọng lượng 36.067 tấn.

gan 50 xa phuong da qua 30 ngay khong phat sinh lon mac benh dich ta lon chau phi
Công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi được triển khai hiệu quả đã góp phần khống chế bệnh dịch phát sinh. (Ảnh Văn Thuận)

Với những nỗ lực của các cấp, ngành và người dân trong công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, đến nay, trên địa bàn thành phố có 219 xã, phường (chiếm 49% tổng số xã, phường xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi) và 6 quận, huyện (Hà Đông, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Trì) đã qua 30 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh dịch.

Tuy nhiên, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, có thể gây chết 100% số lợn mắc bệnh, hiện chưa có thuốc điều trị, chưa có vắc xin phòng bệnh. Mặt khác, vi rút dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao, có thể tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm thịt lợn, đường lây truyền của vi rút dịch ra lợn châu Phi rất phức tạp nên nguy cơ dịch bùng phát trở lại rất cao.

Trong khi đó, công tác phòng chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi đang phụ thuộc cơ bản việc tuân thủ, thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học và kiểm soát tốt việc kinh doanh, vận chuyển, giết mổ lợn và sản phẩm của lợn.

Vì vậy, để phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục tham mưu, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch theo đúng Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi và chỉ đạo của trung ương, của thành phố.

Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương tổ chức triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thực hiện Văn bản số 5169/BNN-TY ngày 22/7/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn bổ sung một số biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng phối hợp Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, các địa phương tập trung tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ bệnh dịch đến từng hộ chăn nuôi; phát hiện và xử lý sớm, triệt để ngay từ giờ đầu, hướng dẫn triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống, xử lý bệnh theo quy định.

Mạnh Quân

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này