Quyết liệt đấu tranh với thông tin xấu, độc trên mạng xã hội

Kỳ 2: Nhận diện thông tin xấu, độc

21:03 | 15/09/2019
(LĐTĐ) Trước sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nhận diện thông tin xấu độc và ngăn chặn hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên các phương tiện thông tin điện tử là rất quan trọng.  
ky 2 nhan dien thong tin xau doc Quyết liệt đấu tranh với thông tin xấu, độc trên mạng xã hội
ky 2 nhan dien thong tin xau doc Thái Lan 'cảnh giác' hơn với mạng xã hội
ky 2 nhan dien thong tin xau doc Facebook cam kết ngăn chặn thông tin xấu, độc hại

Thông tin phiến diện, thiếu chính xác

Thời gian qua liên tục xuất hiện tình trạng một số cá nhân đăng tải, chia sẻ, bình luận trên mạng xã hội, nhất là Facebook, những thông tin phiến diện, thiếu chính xác, chưa được kiểm chứng, hoặc thông tin về những vụ việc đang trong quá trình điều tra, chưa có kết luận chính thức,…

Từ đó dẫn đến tâm lý hoang mang, phản ứng trái chiều trong dư luận xã hội, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch và các đối tượng phản động, cực đoan chính trị tuyên truyền xuyên tạc, chống phá gây mất ổn định chính trị, kinh tế, xã hội. Trước thực trạng trên, cần nhận diện rõ thông tin xấu, độc, từ đó đẩy lùi tác động của nó đối với nhận thức của mỗi người.

Theo Đại tá Nguyễn Đức Thắng – Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc Phòng, thông tin xấu, độc tán phát trên internet và mạng xã hội là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen”, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả; hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch.

Một số thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức; một số thông tin có những ngôn từ thô tục nội dung phản cảm, thậm chí soi mói, bình phẩm chủ quan chuyện đời tư của người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều cá nhân, gây bức xúc trong dư luận xã hội; vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục; kích động đồi trụy, bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu khống…

ky 2 nhan dien thong tin xau doc

Một buổi sinh hoạt chi bộ tại tổ dân phố số 5, phường Yết Kiêu (quận Hà Đông), trong đó có đề cập việc cần cảnh giác với thông tin độc, hại. (Ảnh: Linh Ngọc)

Có những thông tin sai trái, độc hại có tính chất tội phạm như: Lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, tán phát vi-rút… Bên cạnh đó, có thông tin sai trái như: xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, bịa đặt, vu cáo, nói xấu các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, tìm mọi cách thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta trên mọi lĩnh vực,...

Phương thức, thủ đoạn tinh vi

Về thủ đoạn tán phát thông tin xấu, độc, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang sử dụng các phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi, xảo quyệt. Chúng lợi dụng các trang mạng lớn trên thế giới như Google, Facebook, kênh Youtube làm công cụ, sử dụng và nhân rộng mạng lưới cộng tác viên rộng khắp để xuyên tạc, chống phá ta.

Đồng thời tận dụng tối đa những ý kiến, đánh giá, nhận xét của các cá nhân, tổ chức có uy tín, có tầm ảnh hưởng trong và ngoài nước, tạo dựng các trang web, các tài khoản cá nhân trên mạng nói chung, trên Facebook nói riêng để “chia sẻ”, phát tán thông tin xuyên tạc, bịa đặt chống phá.

Những thủ đoạn tán phát thông tin xấu, độc bao gồm: Mỗi đối tượng sử dụng một điện thoại smartphone, máy tính bảng… để quay phim, chụp ảnh, truyền tải video, hình ảnh livestream trực tiếp từ thực địa, tác động nhanh chóng và trực tiếp tới những người tham gia mạng xã hội, tạo hiệu ứng lan truyền rộng khắp.

Giả mạo các hình ảnh, video hoặc sử dụng các thông tin cũ có hiệu ứng kích động cao đối với cộng đồng mạng để xuyên tạc, lôi kéo người dân. Giả mạo lực lượng chức năng (quân đội, công an) trà trộn vào lực lượng tham gia biểu tình hoặc có những hành vi phản cảm để quay phim, chụp ảnh phát tán lên mạng internet, mạng xã hội.

Tạo hiệu ứng đám đông trên không gian mạng bằng cách huy động một số lượng lớn các tài khoản mạng xã hội (đa số là các tài khoản ảo) gắn các biểu ngữ phản đối Đảng, Nhà nước để tạo ra hiệu ứng đám đông, từ đó người dùng mạng xã hội thường xuyên nhìn thấy các biểu ngữ phản đối hoặc những người không có lập trường tư tưởng vững vàng sẽ bị tác động thay đổi tư tưởng theo chiều hướng tiêu cực.

Giả mạo tài khoản, xây dựng hàng loạt các mạng lưới tài khoản, trong đó có một số tài khoản chính thường xuyên đăng tải bài viết, thông tin xuyên tạc về một số nội dung, lĩnh vực nhất định và sử dụng hàng trăm tài khoản vệ tinh (thực chất là tài khoản ảo, có chung một chủ tài khoản) thực hiện nhiệm vụ chia sẻ trong các nhóm diễn đàn phản động hoặc các trang mạng xã hội có lượng thành viên lớn.

Đặc biệt, có nhiều tài khoản được thế lực thù địch mạo danh các nhân vật nổi tiếng, có ảnh hưởng đến cộng đồng để phát huy tối đa khả năng lan truyền thông tin gây hoang mang dư luận trong quần chúng nhân dân, kích động người dân tụ tập biểu tình ngoài thực địa và có hành vi vi phạm pháp luật.

Hà Phong (Còn nữa)

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này