Hát và đọc thơ cùng với con
Bạn nên dành thời gian để hát và đọc thơ cho bé nghe. Trẻ sẽ bắt chước bạn ngay cả khi không hiểu hết các từ. Khi đã quen với vần điệu, hãy để trẻ hát tiếp những từ bị bỏ dở để kết thúc câu hát. Dần dần, cho trẻ nhắc lại câu một cách đầy đủ. Trẻ sẽ sớm hát được một mình.
Đừng bỏ qua sách truyện
Những hình ảnh và sách truyện là các công cụ tốt để đánh thức khả năng ngôn ngữ của trẻ. Hãy đọc cho trẻ nghe, đồng thời chỉ cho trẻ tất cả các đồ vật trong hình. Yêu cầu trẻ kể phần kết của câu chuyện và giải thích cho trẻ những từ khó. Đây là một quá trình tương tác giữa bạn và trẻ. Và nhất là, hãy cố gắng để đây là khoảng thời gian chia sẻ niềm vui cùng nhau, không phải làm việc.
Kiên trì uốn nắn cho trẻ
Ai khi mới bắt đầu học nói cũng có những lỗi nhỏ và có những từ ngữ sáng tác thêm. Đừng chế giễu trẻ, cũng đừng lặp lại một cách hệ thống. Đó là phương pháp tốt nhất để trẻ quên đi những lỗi nhỏ về từ vựng. Bạn cần cố gắng ra vẻ không có gì và lặp lại từ bị nói sai bằng cách cải chính. Nếu trẻ nói "con phó", hãy chữa lại "ừ, bố (mẹ) vừa nhìn thấy con chó, nó rất đẹp phải không con?". Dần dần, trẻ sẽ phát âm chính xác. Nếu trẻ chưa làm được điều đó cũng đừng ép. Chắc chắn, đó là do bộ máy cấu âm của trẻ chưa được hoàn thiện để phát âm đúng.
Nói với trẻ như với một người lớn
Khi 2 tuổi, trẻ sẽ dần kết hợp được động từ và từ. Nếu trẻ nói "muốn chơi búp bê", bạn nên nhắc lại với trẻ cả câu bằng cách đặt câu hỏi "Con muốn chơi với búp bê của con có phải không?". Sau đó, đặt ra câu hỏi cho trẻ như "Con muốn chơi với gì nhỉ?".
5. Nói chuyện phiếm với bé
"Bé "măm" xong rồi, bây giờ mẹ sẽ thay tã cho bé nhé, thay tã xong bé sẽ chơi với bà để mẹ nấu cơm nhé"…Khi bạn nói với bé những điều này, bé sẽ tự tạo được khả năng liên kết sự việc và biết kết nối, xâu chuỗi mọi thứ thật logic, điều này giúp bé phản ứng nhanh trong khả năng sử dụng ngôn ngữ.
Để cho trẻ nói
Vào bữa ăn, hãy để cho trẻ nói. Bạn cần lôi kéo trẻ tham gia vào những cuộc trò chuyện của người lớn. Trẻ sẽ cảm thấy mình lớn hơn và sẽ tận dụng điều đó để kể cho bạn nghe chuyện của mình. Hãy vờ như không có gì khi trẻ mắc những lỗi nhỏ và điều đó sẽ giúp trẻ tự tin hơn về bản thân.
Khuyến khích sự cố gắng của bé
Khi bé bắt đầu nói huyên thuyên cả ngày và phát âm sai, bạn đừng cười bé, hãy để bé được tự tin nói những gì bé thích. Nhiều cha mẹ thấy con nói lung tung thường bật cười, điều đó sẽ cản trở bé học nói.
Kiên nhẫn lắng nghe bé
Cha mẹ không thể nói thay con nhưng có thể khuyến khích con nói lời đầu tiên. Tuy nhiên hãy nhớ rằng mỗi bé con có sự phát triển khác nhau và vì thế sẽ có bé nói sớm nhưng cũng có bé nói chậm hơn một chút. Đừng quá lo lắng và hãy kiên nhẫn đợi chờ, rồi bạn sẽ được nghe bé thốt ra những lời dễ thương mà thôi. Hẳn bạn cũng sẽ bớt lo lắng khi biết rằng mãi đến năm bốn tuổi, nhà bác học Einstein mới bắt đầu biết nói.
Đừng chủ quan khi trẻ chậm nói
Khoảng 3 tuổi, nếu con bạn chưa nói được những câu nhỏ gồm hai từ, bạn sẽ đặt ra các câu hỏi tại sao. Khi ấy, bạn nên tham khảo bác sĩ để phát hiện bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra với tai hoặc bộ phận khác. Sự cẩn thận không bao giờ là quá thừa.
Theo phununews.vn
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/9-tuyet-chieu-giup-tre-nhanh-biet-noi-9292.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này