Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

19:23 | 11/06/2019
(LĐTĐ) Nhằm hoàn thiện dự thảo Hướng dẫn Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, trình Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn trong kỳ họp tới, ngày 11/6, tại Hà Nội, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc”.
chia se kinh nghiem thuc hien tot quy che dan chu o co so tai noi lam viec Công đoàn Tổng Công ty UDIC: Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở
chia se kinh nghiem thuc hien tot quy che dan chu o co so tai noi lam viec Nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
chia se kinh nghiem thuc hien tot quy che dan chu o co so tai noi lam viec Đã có gần 90% cơ quan, đơn vị tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức

Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn, nhằm phát huy quyền làm chủ, nâng cao năng suất lao động, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp… của đoàn viên công đoàn và người lao động.

chia se kinh nghiem thuc hien tot quy che dan chu o co so tai noi lam viec
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu khai mạc hội thảo

Đây cũng được coi là công cụ để tổ chức Công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở thực hiện trách nhiệm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích cho đoàn viên và người lao động tại doanh nghiệp, đồng thời là nhịp cầu kết nối, thúc đẩy và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp.

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, việc ban hành Nghị định 149 thay thế Nghị định 60 đã tạo sân chơi bình đẳng và là cơ hội để người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện cho các bên trong quan hệ lao động tự tổ chức, nâng cao kỹ năng thương lượng, thỏa thuận các nội dung liên quan đến việc thực hiện dân chủ cơ sở tại nơi làm việc.

Tuy nhiên, Nghị định 149 không còn quy định chi tiết, cụ thể về các quyền của người lao động (quyền được biết, được làm, được bàn, được kiểm tra, giám sát) như Nghị định 60 mà chỉ quy định các nội dung mang tính nguyên tắc chung, nội dung cơ bản.

Tương tự như vậy, các nội dung về đối thoại tại nơi làm việc và tổ chức Hội nghị người lao động cũng được quy định rất ngắn gọn, lược bỏ toàn bộ các quy định về quy trình, các bước, cách thức, nội dung… đối thoại tại nơi làm việc và tổ chức hội nghị người lao động tại doanh nghiệp… Điều này có nghĩa rằng, kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở phụ thuộc vào kết quả thương lượng, thỏa thuận giữa các bên, ví dụ: Thương lượng, thỏa thuận về việc đối thoại định kỳ, đối thoại đột xuất; thảo luận, thống nhất việc tổ chức hội nghị người lao động; đề xuất quy định chi tiết quyền dân chủ của các bên…

chia se kinh nghiem thuc hien tot quy che dan chu o co so tai noi lam viec
Ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp - chế xuất Hà Nội phát biểu tại hội thảo

Vậy, làm thế nào để các quyền dân chủ cơ sở của người lao động được thực hiện có hiệu quả? Làm thế nào công đoàn bảo vệ được các quyền và lợi ích của đoàn viên và người lao động thông qua việc tham gia hay đựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc? nhưng đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên?... thực sự đây là vấn đề thách thức đối với tổ chức Công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở.

Để các quyền dân chủ cơ sở của người lao động được bảo đảm, thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công đoàn cơ sở trong tham gia và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, cần thiết phải xây dựng hướng dẫn mới thay thế các hướng dẫn của Tổng Liên đoàn theo Nghị định 60 để giúp và hỗ trợ các cấp công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc theo nội dung Nghị định 149 và phù hợp với tình hình mới.

Tại hội thảo, từ kinh nghiệm thực tiễn, đại diện cán bộ công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, đơn vị, công đoàn cấp trên cơ sở… đã chia sẻ, góp ý chi tiết về các nội dung để Hướng dẫn có tính khả thi và triển khai phù hợp với thực tiễn, như: Quyền được biết của người lao động; quyền được tham gia, được quyết định và được kiểm tra, giám sát của người lao động; quy định tổ chức đối thoại và hội nghị người lao động…

B.D

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này