Bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử: Khó nhất vẫn là nguồn kinh phí

11:18 | 05/06/2019
(LĐTĐ) Để tăng cường khai thác hiệu quả các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn thành phố (TP) Hà Nội và công tác đầu tư, khai thác, quản lý các thiết chế văn hóa thông tin, thể dục thể thao, vừa qua Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã có các buổi khảo sát và làm việc tại một số huyện.
bao ton ton tao cac di tich van hoa lich su kho nhat van la nguon kinh phi Hơn 42 tỷ đồng trùng tu di tích quốc gia Hải Vân Quan
bao ton ton tao cac di tich van hoa lich su kho nhat van la nguon kinh phi Đề xuất xếp hạng đền thờ ông Hoàng Mười là di tích quốc gia

Tại huyện Chương Mỹ, báo cáo với đoàn khảo sát, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nguyễn Văn Lợi cho biết: Trên địa bàn huyện có tổng số 374 cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, trong đó, có 134 ngôi đình, 16 ngôi đền, 134 ngôi chùa, 52 quán, 15 ngôi miếu, 03 lăng mộ, 07 văn chỉ đàn tế, 13 nhà thờ họ và danh nhân.

bao ton ton tao cac di tich van hoa lich su kho nhat van la nguon kinh phi
Đoàn khảo sát Ban Văn hóa Xã hội - Hội đồng Nhân dân Thành phố tại đình làng Tiến Tiên, xã Tân Tiến.

Số di tích được xếp hạng là 167/374, trong đó, 32 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 135 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, thành phố. Đối với các thiết chế văn hóa thông tin, thể dục thể thao, cấp huyện có 01 nhà thi đấu; cấp xã có 02 nhà văn hóa, 28 sân vận động, ngoài ra có trên 200 nhà văn hóa, khu thể thao, nhà sinh hoạt cộng đồng cấp thôn, xóm, khu phố.

Trong những năm qua, huyện đã chú trọng công tác quản lý, thường xuyên kiện toàn ban quản lý di tích các xã, thị trấn, chỉ đạo địa phương tăng cường tuyên truyền về di sản văn hóa, các quy định của nhà nước và của thành phố về việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, hiểu được giá trị của di tích để từ đó nhân dân có ý thức và trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ. Đến thời điểm này, huyện đã và đang tiến hành tu bổ, tôn tạo 17 di tích với tổng kinh phí trên 58 tỷ đồng từ nguồn ngân sách và xã hội hóa.

Tại huyện Chương Mỹ, báo cáo với đoàn khảo sát, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chương Mỹ Nguyễn Văn Lợi cho biết: Trên địa bàn huyện có tổng số 374 cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, trong đó, có 134 ngôi đình, 16 ngôi đền, 134 ngôi chùa, 52 quán, 15 ngôi miếu, 03 lăng mộ, 07 văn chỉ đàn tế, 13 nhà thờ họ và danh nhân.

Số di tích được xếp hạng là 167/374, trong đó, 32 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 135 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, thành phố. Đối với các thiết chế văn hóa thông tin, thể dục thể thao, cấp huyện có 01 nhà thi đấu; cấp xã có 02 nhà văn hóa, 28 sân vận động, ngoài ra có trên 200 nhà văn hóa, khu thể thao, nhà sinh hoạt cộng đồng cấp thôn, xóm, khu phố.

Trong những năm qua, huyện đã chú trọng công tác quản lý, thường xuyên kiện toàn ban quản lý di tích các xã, thị trấn, chỉ đạo địa phương tăng cường tuyên truyền về di sản văn hóa, các quy định của nhà nước và của thành phố về việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, hiểu được giá trị của di tích để từ đó nhân dân có ý thức và trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ.

Đến thời điểm này, huyện đã và đang tiến hành tu bổ, tôn tạo 17 di tích với tổng kinh phí trên 58 tỷ đồng từ nguồn ngân sách và xã hội hóa. Khó khăn mà huyện nêu ra là số di tích lịch sử văn hóa bị xuống cấp chiếm trên 60%, trong khi kinh phí đầu tư tu bổ, tôn tạo còn thiếu, chủ yếu trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước nên việc tu bổ chưa được kịp thời khiến di tích ngày càng xuống cấp.

Khó khăn mà huyện nêu ra là số di tích lịch sử văn hóa bị xuống cấp chiếm trên 60%, trong khi kinh phí đầu tư tu bổ, tôn tạo còn thiếu, chủ yếu trông chờ vào nguồn ngân sách Nhà nước nên việc tu bổ chưa được kịp thời khiến di tích ngày càng xuống cấp.

Bên cạnh đó, năng lực, trình độ chuyên môn, hiểu biết về di sản văn hóa của cán bộ phụ trách quản lý di tích các cấp còn chưa cao nên việc tham mưu đề xuất các biện pháp quản lý di tích còn hạn chế.

Còn trong quản lý thiết chế văn hóa, thể dục thể thao, hiện nay, các thiết chế từ huyện đến cơ sở còn thiếu, một số nhà văn hóa thôn, xóm nhỏ hẹp về diện tích, xuống cấp vì đã xây dựng từ lâu hoặc do tận dụng nhà trẻ cũ nên chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều nhà văn hóa thôn thiếu trang thiết bị,…

Tại buổi làm việc, đoàn khảo sát đã nêu nhiều nội dung đề nghị huyện quan tâm trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Đại diện Văn hóa-Xã hội đề nghị: Huyện cần tăng cường quản lý, kiểm kê, đánh giá hiện trạng di tích, cổ vật để tránh hiện tượng xâm lấn, xâm hại di tích và không đưa hiện vật chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý vào di tích.

Đại biểu Vũ Mạnh Hải, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn TP Hà Nội đề nghị huyện cần chú trọng tuyên truyền để người dân và du khách hiểu được sâu sắc hơn giá trị của di tích, từ đó phát huy giá trị, thu hút mọi người đến sinh hoạt, tham quan nhiều hơn.

Theo đại biểu Phạm Thị Thanh Hương, Ủy viên chuyên trách Ban Văn hóa-Xã hội, huyện cần chú trọng về tiến độ công tác tu bổ các di tích đã được phê duyệt, đồng thời lưu ý việc đo đạc, tham mưu để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích, đảm bảo quản lý chặt chẽ các khu di tích, tránh xâm lấn.

Cùng với đó, huyện tăng cường triển khai Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy về nội dung phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch.

Kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội Nguyễn Thanh Bình đánh giá, huyện Chương Mỹ đã bám sát chỉ đạo của thành phố, triển khai sát sao, đẩy mạnh tuyên truyền các chỉ đạo của Trung ương, Thành phố trong lĩnh vực quản lý văn hóa.

Nhấn mạnh công tác quản lý văn hóa cần thường xuyên chăm lo, đồng chí đề nghị huyện cần xây dựng đề án hoặc kế hoạch để tập trung, xác định rõ giá trị của di tích trên cơ sở sưu tầm tư liệu, phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học, các đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng dân cư trên địa bàn cũng như đông đảo du khách về di tích trên địa bàn huyện, từ đó thu hút nguồn xã hội hóa cho tu bổ, tôn tạo di tích.

Đồng thời, huyện cần tập trung đầu tư đủ các thiết chế văn hóa thể thao từ huyện đến cơ sở, với những thiết chế đã có thì chú trọng khai thác, phát huy hiệu quả, xứng đáng với nguồn lực đã đầu tư.

Còn tại huyện Phú Xuyên, Ban Văn hóa-Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đã làm việc với UBND huyện Phú Xuyên, nhằm khảo sát, nắm bắt về tình hình bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa và công tác đầu tư, khai thác, quản lý các thiết chế văn hóa-thông tin, thể dục-thể thao trên địa bàn huyện. Theo Phó Chủ tịch UBND Phú Xuyên Trần Công Thành, huyện có 345 di tích được thành phố Hà Nội phê duyệt, trong đó, 119 di tích lịch sử được xếp hạng.

Hiện nay, nhiều di tích có niên đại từ vài trăm năm trở lên đã xuống cấp nghiêm trọng, cần nguồn kinh phí lớn để tu bổ, tôn tạo, nhưng ngân sách của huyện khó khăn. Đặc biệt, đình Cổ Chế (xã Phúc Tiến), đình Thần Quy (xã Minh Tân), đình Nam Phú (xã Nam Phong),… có nguy cơ đổ sập nếu không sớm tu bổ.

Về các thiết chế văn hoá-thể thao, huyện cũng đã quan tâm đầu tư xây dựng và kêu gọi xã hội hóa từ người dân. Tuy nhiên, đa số các nhà văn hóa các thôn được nhà nước và nhân dân cùng làm mới đạt ở mức hạ tầng tốt; cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao-văn hóa nghèo nàn, chưa thu hút đông người dân tham gia.

Ban Văn hóa-Xã hội HĐND Thành phố đề nghị huyện Phú Xuyên bố trí kế hoạch vốn, đồng thời, thúc đẩy kêu gọi các nguồn lực để ưu tiên trùng tu, tôn tạo các di tích xuống cấp nghiêm trọng.

Đối với các thiết chế văn hóa-thể thao, huyện tiếp tục đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất các nhà văn hóa cấp thôn; định hướng tổ chức hoạt động văn hóa-thể thao. Trong đó, ưu tiên bố trí người chuyên trách có chuyên môn để dẫn dắt hoạt động văn hóa-thể thao ở cơ sở đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

H.Hoàng (HNP)

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này