Ngành Y tế với cuộc cách mạng 4.0:

Hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh

17:14 | 25/05/2019
(LĐTĐ) Trong những năm qua, các tiến bộ của công nghệ thông tin (CNTT), điều khiển, tự động hóa trong thời đại cách mạng 4.0 đã được áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực y tế. Tại Việt Nam, rất nhiều công nghệ thông minh đã được bệnh viện áp dụng, mang lại nhiều hiệu quả tích cực.  
hieu qua ung dung cong nghe thong tin trong kham chua benh Áp dụng mức lương cơ sở mới trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT
hieu qua ung dung cong nghe thong tin trong kham chua benh Đảm bảo quyền lợi bảo hiểm y tế khi người bệnh chuyển tuyến
hieu qua ung dung cong nghe thong tin trong kham chua benh Đảm bảo người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được khám chữa bệnh miễn phí

100% các bệnh viện đã triển khai ứng dụng CNTT

Thời gian qua, ứng dụng CNTT trong lĩnh vực y tế đã mang lại nhiều thành tựu trong việc khám chữa bệnh, có bước chuyển biến mạnh mẽ. Theo kết quả thống kê của Cục Ứng dụng CNTT, Bộ Y tế, đến nay 100% các bệnh viện đã triển khai ứng dụng CNTT ở các mức độ khác nhau, một số bệnh viện đã bước đầu triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.

hieu qua ung dung cong nghe thong tin trong kham chua benh
Tiến sĩ Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT, Bộ Y tế cho biết việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế mang lại nhiều hiệu quả tích cực

Cụ thể, hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa được nhiều bệnh viện triển khai tốt: Tại Bệnh viện Bạch Mai đã triển khai với 11 bệnh viện vệ tinh tuyến tỉnh, thành phố; Bệnh viện Việt Đức triển khai với 7 bệnh viện vệ tinh. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ xây dựng kế hoạch triển khai Dự án Telemedicine đến các bệnh viện hạt nhân còn lại thuộc Đề án Bệnh viện vệ tinh.

Việc triển khai ứng dụng robot cũng đã được thực hiện tại một số bệnh viện hạt nhân. Hiện nay có 4 hệ thống nổi bật đang được ứng dụng trong y học hiện đại là robot phẫu thuật nội soi Da Vinci, robot phẫu thuật cột sống Renaissance, robot phẫu thuật khớp gối và khớp háng Makoplasty và robot phẫu thuật thần kinh Rosa. Một số bệnh viện đã trang bị robot như: Bệnh viện Việt Đức; Bệnh viện Nhi Trung ương; Bệnh viện Bình Dân; Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện Chợ Rẫy…

Lần đầu tiên, một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ (năm 2018); ứng dụng ra quyết định lâm sàng trong các hệ thống thông tin bệnh viện; cảnh báo tương tác thuốc bệnh viện; trong hỗ trợ tư vấn – chatbot; nhận dạng tiếng nói để nhập dữ liệu và hệ thống thông tin bệnh viện đang được các doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm …

Một số bệnh viện đã sử dụng mạng xã hội trong tương tác bệnh nhân như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM…phát triển ứng dụng hồ sơ sức khỏe cho bệnh nhân; ứng dụng điện toán đám mây cho quản lý hệ thống thông tin bệnh viện quy mô vừa và nhỏ ở Nghệ An, Tiền Giang, Kon Tum…

Đặc biệt, kết quả ứng dụng CNTT trong khám, chữa bệnh Bảo hiểm Y tế cũng đạt được nhiều hiệu quả tích cực. Thành công trong việc kết nối liên thông giữa cơ sở khám chữa bệnh của 63 tỉnh, thành phố với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Cụ thể, đã kết nối liên thông giữa 63 Sở Y tế, 63 cơ quan Bảo hiểm xã hội, 1.356 bệnh viện các tuyến, 704 cơ quan Bảo hiểm xã hội quận, huyện; 704 trung tâm y tế huyện; 710 trung tâm y tế cơ quan, xí nghiệp và 11.105 trạm y tế xã, phường trên cả nước với nhau…

Thúc đẩy hệ thống y tế thông minh phát triển

Theo Tiến sĩ Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT, Bộ Y tế: “Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0, chúng ta đang ở thời đại của y tế thông minh. Bởi vì bây giờ chúng ta có thể có các thiết bị có sẵn trí thông minh (ứng dụng trí tuệ nhân tạo – AI). Giờ đây, việc ứng dụng AI vào các hệ thống thông tin y tế để các hệ thống này thông minh hơn và thậm chí có thể “suy nghĩ” theo phương thức nào đó”.

TS Trần Quý Tường cũng giải thích, y tế thông minh chính là việc áp dụng các công nghệ thông tin trong việc chăm sóc sức khỏe con người như vẫn đang triển khai trong thời gian qua và kết hợp với các công nghệ thông tinh nhằm tạo ra các bước đột phá trong việc chăm sóc sức khỏe người dân.

Việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông minh trong y tế góp phần xây dựng hệ thống y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Đồng thời, giúp người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao nhất ở mọi lúc, mọi nơi và được bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe liên tục, toàn diện, suốt đời.

“Để phát triển các hệ thống y tế thông minh phát triển một cách mạnh mẽ trên cả nước trong thời gian tới, Bộ Y tế đã xây dựng và triển khai “Đề án phát triển y tế thông minh” nhằm đưa ra các biện pháp đồng bộ về chính sách, chuyên môn, kỹ thuật trong lĩnh vực y tế điện tử, trong đó vấn đề y tế thông minh đóng một vai trò chiến lược”, TS Trần Quý Tường cho hay.

K.T

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này