Cần đảm bảo giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc

20:29 | 21/05/2019
(LĐTĐ) Thảo luận về Dự thảo Luật Kiến trúc tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, chiều 21/5, nhiều đại biểu cho rằng, cần bổ sung quy định có liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống các dân tộc Việt Nam cho phù hợp.
can dam bao gia tri ban sac van hoa dan toc viet nam trong kien truc Trả “hồn” cho khu phố cổ Hà Nội
can dam bao gia tri ban sac van hoa dan toc viet nam trong kien truc Chùa Tĩnh Lâu – Ngôi chùa cổ kính bên bờ hồ Tây
can dam bao gia tri ban sac van hoa dan toc viet nam trong kien truc Dinh Độc lập – Kiến trúc độc đáo của người Việt

Chiều 21/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kiến trúc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

can dam bao gia tri ban sac van hoa dan toc viet nam trong kien truc
Chiều 21/5, đại biểu Quốc hội đã thảo luận về Dự thảo Luật Kiến trúc. Ảnh: quochoi.vn

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kiến trúc, ông Phan Xuân Dũng - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc bổ sung quy định về bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc, giá trị kiến trúc truyền thống Việt Nam là cần thiết.

Tuy nhiên, dự thảo Luật không thể mô tả cụ thể các nội dung bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung cũng như bản sắc văn hóa của từng dân tộc nói riêng trong kiến trúc, bởi vì đây là những yếu tố hết sức đa dạng và phong phú. Do đó, tiếp thu ý kiến của đại biểu quốc hội, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, dự thảo Luật đã bổ sung Điều 5 quy định về bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc theo hướng:

Bổ sung một điều về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc bao gồm các đặc điểm, tính chất tiêu biểu và đặc trưng tạo nên một phong cách riêng của kiến trúc Việt Nam về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa, nghệ thuật; thuần phong mỹ tục của các dân tộc của địa phương; kỹ thuật xây dựng và vật liệu xây dựng. Đồng thời, giao UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quy định nội dung về yêu cầu bản sắc văn hóa dân tộc trong Quy chế quản lý kiến trúc để bảo đảm khả thi, phù hợp với địa phương do mình quản lý.

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về bảo tồn, giữ gìn, khuyến khích kế thừa, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc vào các quy định có liên quan trong dự thảo Luật, như nguyên tắc hoạt động và yêu cầu quản lý kiến trúc đô thị, nông thôn, Quy chế quản lý kiến trúc…

Dự thảo Luật cũng đã sửa đổi, bổ sung một số quy định có liên quan về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc nhằm bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống Việt Nam đồng thời không làm hạn chế sự sáng tạo trong hành nghề kiến trúc của các kiến trúc sư (như các Điều 4, Điều 11, Điều 14…).

can dam bao gia tri ban sac van hoa dan toc viet nam trong kien truc
Đại biểu Trần Văn Tiến - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu. Ảnh: quochoi.vn

Góp ý về quy định bản sắc văn hoá dân tộc trong kiến trúc, Đại biểu Trần Văn Tiến - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc nêu quan điểm, việc luật quy định giao UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quy định nội dung về yêu cầu bản sắc văn hóa dân tộc trong Quy chế quản lý kiến trúc nhằm bảo đảm khả thi, phù hợp với địa phương do mình quản lý.

Như vậy đồng nghĩa với việc các tỉnh có thể ban hành các tiêu chuẩn kiến trúc theo đặc trưng của tỉnh mình. Trong khi đó nước ta có rất nhiều dân tộc sinh sống tại các tỉnh, thành phố. Nếu tỉnh, thành phố nào cũng ban hành tiêu chuẩn kiến trúc thì liệu kiến trúc Việt Nam có thống nhất? Do đó, Đại biểu Trần Văn Tiến đề nghị cần nghiên cứu kỹ vấn đề này.

Thảo luận về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội) nhấn mạnh việc xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc đối với các công trình kiến trúc là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, ông Trí cho rằng, do quy định bản sắc văn hóa dân tộc đòi hỏi phải có sự am hiểu sâu sắc, chuyên về văn hóa dân tộc, phù hợp với các vùng miền, vì vậy, đề nghị ban soạn thảo chỉnh lý theo hướng giao cho Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp xây dựng và quy định văn hóa bản sắc dân tộc để đảm bảo tính thống nhất.

Liên quan đến quy định này, đại biểu quốc hội đề nghị cần có tiêu chí về bản sắc dân tộc làm cơ sở cho UBND cấp tỉnh, để đảm bảo vừa phù hợp với văn hóa vùng miền, cũng như tích hợp với văn hóa dân tộc Việt Nam.

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Kiến trúc. Sau kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.

Dự thảo Luật cũng đã được gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội. Tính đến ngày 15/5/2019, đã có 54/63 Đoàn đại biểu Quốc hội gửi báo cáo góp ý về dự thảo Luật Kiến trúc.

Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh sửa có 5 chương 41 điều, tăng 4 điều so với dự thảo Luật Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 theo Tờ trình số 310/TTr-CP ngày 2/8/2018

B.D

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này