Tuổi nghỉ hưu: Nên thu hẹp dần khoảng cách về giới

10:10 | 21/05/2019
(LĐTĐ) Tại phiên họp toàn thể thẩm tra dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) của Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội ngày 19/5, nhiều ý kiến quan tâm đến đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu được nêu trong dự án Luật này.
tuoi nghi huu nen thu hep dan khoang cach ve gioi Khó áp dụng tăng tuổi nghỉ hưu với khối lao động, sản xuất trực tiếp
tuoi nghi huu nen thu hep dan khoang cach ve gioi Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021
tuoi nghi huu nen thu hep dan khoang cach ve gioi Thưởng Tết 2019, tăng tuổi hưu lao động nữ, bổ sung mức đóng BHXH …

Tại phiên họp toàn thể thẩm tra dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) của Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội ngày 19/5, nhiều ý kiến quan tâm đến đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu được nêu trong dự án Luật này.

tuoi nghi huu nen thu hep dan khoang cach ve gioi

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Doãn Mậu Diệp, từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu sẽ được điều chỉnh theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi hưu.

Ông Diệp nêu rõ, dự thảo cũng quy định quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 tuổi đối với người bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt; quyền nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, đến thời điểm này, câu chuyện về kéo dài tuổi nghỉ hưu là việc mà Việt Nam không thể chậm hơn nữa.Làm rõ hơn về nội dung đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết điều kiện để nâng tuổi nghỉ hưu như dự thảo bộ luật đề xuất là dành riêng cho những lao động làm việc trong điều kiện bình thường.

Những đối tượng suy giảm sức khỏe, suy giảm lao động, lao động trong điều kiện nặng nhọc,... thì sẽ có chính sách khác, những đối tượng này không những không tăng tuổi hưu mà còn được giảm tuổi hưu xuống 5 năm. Bên cạnh đó, để tận dụng tối đa trình độ, kinh nghiệm của lực lượng lao động có trình độ cao như các giáo sư, phó giáo sư; tận dụng những người làm việc trong một số ngành nghề đặc biệt như tòa án, kiểm sát,... thì các đối tượng này có thể kéo dài tuổi lao động thêm 5 năm.

“Ngoài ra dự thảo nghị định chúng tôi còn thiết kế một mục dành cho những trường hợp đặc biệt như suy giảm sức khỏe 61% thì sẽ được quyền lựa chọn tuổi hưu, trong dự thảo của Luật lao động sửa đổi dự kiến có thể nghỉ sâu tới 10 năm. Những đối tượng bị suy giảm sức khỏe tới 81% thì bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng được nghỉ hưu ngay.

Chúng tôi cũng thiết kế đồng bộ Luật Lao động sửa đổi sao cho đồng bộ với các luật khác, ví dụ như bảo hiểm. Người lao động có thể đóng bảo hiểm thấp xuống mức còn 15 năm và tiến tới sẽ là 10 năm. Nghĩa là Luật Lao động sẽ đồng bộ với các luật khác chứ không phải nói tăng tuổi hưu là tăng cứng nhắc”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải thích thêm.

Đồng thời, ông Diệp nhấn mạnh việc điều chỉnh cần có tầm nhìn dài hạn và lộ trình phù hợp với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thất nghiệp. Đặc biệt, phương án phải không gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động, bảo đảm số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số; bình đẳng giới; cân đối quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn,…

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đánh giá cao quy định để người lao động được quyền nghỉ hưu sớm hoặc muộn 5 năm. Theo bà Hà, hiện có nhóm phụ nữ mong muốn tiếp tục đóng góp sau 55 tuổi, bên cạnh đó lao động trong khu vực độc hại, nghệ thuật, cô giáo mầm non thì hầu hết muốn nghỉ hưu sớm.

Phó chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề về xã hội Đặng Thuần Phong thì cho rằng, Bộ luật Lao động là bộ luật gốc nên Chính phủ đưa tuổi nghỉ hưu vào Bộ luật này, nhưng thực tế có thể quy định tuổi nghỉ hưu tại các luật chuyên ngành, như luật công chức, viên chức.

Theo Phó chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi (đại diện cơ quan thẩm tra), Bộ luật Lao động hiện hành quy định người lao động có thể nghỉ hưu sớm hoặc muộn 5 năm so với quy định. Nhưng lần sửa đổi này, đề nghị quy định người lao động có quyền nghỉ hưu sớm hoặc muộn 5 năm, tùy từng nhóm lao động. Đây là chế định quan trọng liên quan đến lợi ích của người lao động.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ LĐ - TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, đến thời điểm này, câu chuyện về kéo dài tuổi nghỉ hưu là việc mà Việt Nam không thể chậm hơn nữa. Làm rõ hơn về nội dung đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết điều kiện để nâng tuổi nghỉ hưu như dự thảo bộ luật đề xuất là dành riêng cho những lao động làm việc trong điều kiện bình thường.

Những đối tượng suy giảm sức khỏe, suy giảm lao động, lao động trong điều kiện nặng nhọc,... thì sẽ có chính sách khác, những đối tượng này không những không tăng tuổi hưu mà còn được giảm tuổi hưu xuống 5 năm.

Bên cạnh đó, để tận dụng tối đa trình độ, kinh nghiệm của lực lượng lao động có trình độ cao như các giáo sư, phó giáo sư; tận dụng những người làm việc trong một số ngành nghề đặc biệt như tòa án, kiểm sát,... thì các đối tượng này có thể kéo dài tuổi lao động thêm 5 năm.

“Ngoài ra dự thảo nghị định chúng tôi còn thiết kế một mục dành cho những trường hợp đặc biệt như suy giảm sức khỏe 61% thì sẽ được quyền lựa chọn tuổi hưu, trong dự thảo của Luật Lao động sửa đổi dự kiến có thể nghỉ sâu tới 10 năm. Những đối tượng bị suy giảm sức khỏe tới 81% thì bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng được nghỉ hưu ngay. Chúng tôi cũng thiết kế đồng bộ Luật Lao động sửa đổi sao cho đồng bộ với các luật khác, ví dụ như bảo hiểm. Người lao động có thể đóng bảo hiểm thấp xuống mức còn 15 năm và tiến tới sẽ là 10 năm. Nghĩa là Luật Lao động sẽ đồng bộ với các luật khác chứ không phải nói tăng tuổi hưu là tăng cứng nhắc”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải thích thêm.

Theo ông Dung, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền đặc biệt là vấn đề tuổi nghỉ hưu, để người dân hiểu rằng, nếu theo lộ trình này thì đến năm 2036 phụ nữ mới nghỉ hưu ở độ tuổi 60 còn nam giới thì đến năm 2029 mới nghỉ hưu ở tuổi 62 chứ không phải ngay bây giờ. Hiện nay, nhiều tầng lớp nhân dân vẫn chưa hiểu đầy đủ vấn đề này.

Trong phiên họp, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ đánh giá toàn diện các tác động tích cực và tiêu cực đối với thị trường lao động khi ghi nhận “quyền nghỉ hưu” thay cho việc “có thể nghỉ hưu”, cũng như dự liệu phản ứng của dư luận xã hội để có phương án truyền thông chính sách căn cơ, nhất quán; tiếp tục tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, đặc biệt là ý kiến của người lao động, người sử dụng lao động, ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học để bảo đảm lựa chọn được phương án phù hợp và tối ưu và có dự thảo văn bản quy định chi tiết để trình Quốc hội xem xét, đánh giá về tính khả thi của đề xuất này.

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Doãn Mậu Diệp, từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu sẽ được điều chỉnh theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi hưu.

Ông Diệp nêu rõ, dự thảo cũng quy định quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 tuổi đối với người bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt; quyền nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt.

Đồng thời, ông Diệp nhấn mạnh việc điều chỉnh cần có tầm nhìn dài hạn và lộ trình phù hợp với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thất nghiệp. Đặc biệt, phương án phải không gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động, bảo đảm số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số; bình đẳng giới; cân đối quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn,…

H. Phong

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này