Họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 4/2019: Giải đáp nhiều vấn đề dư luận quan tâm

09:07 | 05/05/2019
(LĐTĐ) Chiều 4/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ để thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm. Cũng tại buổi họp báo, các câu hỏi về những vấn đề "nóng" do đông đảo phóng viên, cơ quan báo đài đặt ra đã được đại diện bộ ngành liên quan giải đáp thẳng thắn.  
hop bao thuong ky chinh phu thang 42019 giai dap nhieu van de du luan quan tam 3 tháng đầu năm 2019 gần 28.500 doanh nghiệp mới được thành lập
hop bao thuong ky chinh phu thang 42019 giai dap nhieu van de du luan quan tam Tăng cường phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn trường học

Thông tin về phiên họp Chính phủ diễn ra trước đó, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết: Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ đã tập trung thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2019; công tác chuẩn bị cho kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV và một số vấn đề khác.

Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ cho biết, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2019 tăng 0,31% so với tháng trước, CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2019 tăng 2,71% so với cùng kỳ

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nhìn chung ổn định. Đặc biệt ngành lâm nghiệp, thủy sản duy trì ở mức tăng khá. Sản xuất công nghiệp đạt kết quả tăng khá. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,2%, trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,9%. Hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt tốc độ tăng cao nhất kể từ năm 2015, tăng 11,9%.

hop bao thuong ky chinh phu thang 42019 giai dap nhieu van de du luan quan tam
Toàn cảnh buổi họp báo

Hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng khá, thị trường giá cả ổn định, cân đối cung cầu các loại vật tư quan trọng và hàng tiêu dùng thiết yếu được bảo đảm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt tốc độ tăng cao nhất kể từ năm 2015, tăng 11,9%.

Số doanh nghiệp thành lập mới và vốn đăng ký tiếp tục tăng, với trên 43.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký trên 540.000 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có trên 17.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 52,6% so với cùng kỳ. Vốn FDI đạt 5,7 tỷ USD, tăng 7,5%. Tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt gần 7,5 tỷ USD, tăng 28,6%.

Xuất khẩu tiếp tục tăng khá, đạt 78,76 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ; đặc biệt khu vực kinh tế trong nước đạt hơn 23 tỷ USD, tăng 10,5%. Nhập khẩu đạt 78,05 tỷ USD, tăng 10,4%. Xuất siêu 711 triệu USD. Đời sống nhân dân nhìn chung ổn định. Công tác an sinh xã hội được chính quyền các cấp quan tâm thực hiện.

Tại cuộc họp, bên cạnh những kết quả nói trên, Chính phủ cũng nhìn nhận nền kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trong nông nghiệp, tình hình dịch tả lợn châu Phi bước đầu hạ nhiệt tuy nhiên giá thịt lợn vẫn giảm so với tháng trước; sản lượng cá tra xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Trung Quốc giảm. Việc giá dầu thế giới tăng mạnh sẽ làm gia tăng sức ép lạm phát. Trong quý I năm 2019, giá dầu thế giới đã đạt mức cao nhất trong 5 tháng qua, tăng 27%.

Xuất khẩu một số sản phẩm chủ lực như điện thoại, thủy sản, cà phê,…tăng chậm hoặc giảm, giải ngân vốn đầu tư công còn rất chậm. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là gần 17.000 doanh nghiệp, tăng 19,7%; 5.300 doanh nghiệp giải thể, tăng 12,9%.

Ngoài ra, các vấn đề xã hội phức tạp, nhức nhối, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: nhiều sự cố, tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trong thời gian qua, việc sử dụng rượu bia, ma túy đá khi lái xe vẫn còn hết sức nhức nhối. Đồng thời, một số vấn đề xã hội mà chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn nữa như vấn đề y tế, nợ đóng bảo hiểm xã hội, an ninh trật tự,…

Về những nhiệm vụ trong thời gian tới, các thành viên Chính phủ cho rằng, để có thể đạt và vượt các mục tiêu đã đề ra thì nhiệm vụ từ nay đến cuối năm và trong quý II là rất nặng nề, đòi hỏi, các bộ, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu, phải có quyết tâm cao, tập trung thực hiện các kế hoạch; theo dõi sát tình hình quốc tế, trong nước, phân tích kỹ xu hướng để đề xuất các giải pháp mang tính chiến lược phù hợp với những kịch bản, diễn biến mới.

Chủ đề của năm 2019 đặt ra là: "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả". Chính phủ, từng thành viên Chính phủ, các bộ ngành, địa phương khẩn trương chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh một cách quyết liệt hơn, hiệu quả hơn; thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ cải cách kiểm tra chuyên ngành, tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

hop bao thuong ky chinh phu thang 42019 giai dap nhieu van de du luan quan tam
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì buổi họp báo.

Trong khuôn khổ cuộc họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì cùng với đại diện các Bộ, ngành và cơ quan tham dự buổi họp báo trả lời một số câu hỏi của phóng viên báo chí nêu.

Các nội dung được hỏi tập trung vào Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Y tế,... về các vấn đề “nóng” đang được dư luận quan tâm hiện nay như: tăng giá điện, kết quả xử lý sai phạm nâng điểm kì thi THPT 2018, xử lý hàng hóa đội lốt xuất xứ Việt Nam, bức xúc về tình trạng tài xế uống rượu bia, giải pháp xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch,…

Liên quan đến vấn đề tăng giá điện được nhiều phóng viên đặt câu hỏi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh thêm một số vấn đề.

Theo ông, nền kinh tế của nước ta là kinh tế thị trường nên không thể bao cấp mãi được, không thể bù lỗ mãi được từ ngân sách. Vì vậy, chúng ta đã tính toán tất cả phương án. Quan điểm chung là tiến tới thị trường có sự quản lý của Nhà nước, trong đó, điều chỉnh giá điện là cần thiết nhưng phải có căn cứ khoa học, minh bạch, đánh giá tác động đầu vào.

Về đề xuất văn bản mật khi xây dựng phương án điều chỉnh giá điện, ông giải thích, văn bản ban hành ra là không mật nhưng trong quá trình soạn thảo và chuẩn bị văn bản đó thì được quản lý theo nguyên tắc như văn bản mật. Ví dụ, một văn bản thông thường phát hành nhưng trong quá trình trao đổi giữa các cơ quan, để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong xây dựng chính sách thì phải mật, đó là cách quản lý nội bộ.

Ông Mai Tiến Dũng cho biết thêm, Thủ tướng đã giao Thanh tra Chính phủ phối hợp Bộ Công thương, Tài chính đánh giá rõ việc này và báo cáo Chính phủ trong tháng 6/2019.

P.N

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này