Trẻ tự kỷ cần nhiều hơn những ngôi trường dạy trẻ hòa nhập

08:26 | 02/04/2019
(LĐTĐ) Những năm gần đây, số trẻ mắc hội chứng tự kỷ được phát hiện và điều trị ngày càng nhiều, cùng với đó con đường đến trường của trẻ tự kỷ vô cùng gian nan.  
tre tu ky can nhieu hon nhung ngoi truong day tre hoa nhap Hoàn thiện đề cương tài liệu hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỷ
tre tu ky can nhieu hon nhung ngoi truong day tre hoa nhap Khi phát hiện trẻ tự kỷ: Điều trị càng sớm càng tái hòa nhập nhanh
tre tu ky can nhieu hon nhung ngoi truong day tre hoa nhap Đừng than trách bản thân khi con bị tự kỷ

Hiện nay, nhiều cha mẹ đang phải tự “chiến đấu” với hội chứng tự kỷ của con mình bởi chúng ta chưa có trường lớp học tập đặc biệt và hòa nhập cho trẻ tự kỷ, cùng với đó giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy cho trẻ tự kỷ vẫn còn thiếu và yếu. Khi những trẻ tự kỷ vẫn bị xem như những trẻ bình thường, các em sẽ không đáp ứng hết được các yêu cầu đặt ra, từ đó đẩy con đường đến trường của các em ngày càng gian nan hơn.

tre tu ky can nhieu hon nhung ngoi truong day tre hoa nhap
Trẻ tự kỷ vẫn có thể đi học, đi làm, sống độc lập, hòa nhập với xã hội và không trở thành gánh nặng cho xã hội.

Cô Nguyễn Thị Nhung (giáo viên dạy trẻ tự kỷ) cho biết, với những trẻ tự kỷ, mỗi đứa trẻ có một nét tính cách, đặc điểm và những vấn đề gặp phải khác nhau, vì vậy, người dạy phải hiểu được những đặc điểm tính cách, những khó khăn mà trẻ gặp phải thì mới có thể đưa ra những biện pháp can thiệp hỗ trợ phù hợp và vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục để tạo được hứng thú cho trẻ. Ngoài những kiến thức chuyên môn, phương pháp dạy học, người dạy phải thực sự kiên nhẫn, yêu thương và có niềm tin giúp trẻ thì mới có thể hỗ trợ, đồng hành cùng tre trên con đường hoa nhập, mới có nhiều động lực, mong muốn học hỏi cố gắng trau dồi khả năng của mình để hỗ trợ trẻ.

Ở nước ta, mặc dù đã có quy định về giáo dục hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật, nhưng thực tế hiện nay, nhiều trường mẫu giáo và tiểu học từ chối không nhận trẻ tự kỷ. Thậm chí hầu hết các trường đều đang thiếu các điều kiện cần và đủ, đó là cơ sở vật chất phù hợp, giáo viên hoặc nhân viên trường học dành cho trẻ tự kỷ. Những khó khăn đó đã khiến cho các em mất cơ hội được hòa nhập, còn cha mẹ có trẻ tự kỷ lại thêm nỗi nhọc nhằn và lo lắng khi con đến tuổi đi học. Bên cạnh đó, trẻ tự kỷ còn chịu một số thiệt thòi khác khi tiếp cận với những chính sách về giáo dục.

Chị Nguyễn Vân H (phụ huynh của trẻ tự kỷ) nghẹn ngào chia sẻ: “Con gái tôi mới học tới lớp 4 nhưng cháu đã 3 lần chuyển trường, việc xin nhập học cho con là một cuộc chiến đối với gia đình tôi.” Đó cũng là nỗi lo chung của tất cả các phụ huynh có con mắc hội chứng này.

Cô Nguyễn Nguyệt Thu (Hiệu trưởng Trường SforA School - Trường học dành cho trẻ tự kỷ) cho biết, nhiều trẻ tự kỷ bị từ chối khi xin nhập học tại các trường công lập trên địa bàn Thủ đô. Nhiều trường từ chối các em vì ở môi trường đó thiếu đội ngũ giáo viên chuyên biệt để dạy, lớp học quá đông, thầy cô không đủ điều kiện chăm sóc tốt cho các em.

Tuy nhiên, nhiều trường đã có những cách từ chối không phù hợp, xua đuổi các em vô tình làm các em bị tổn thương, phụ huynh rơi vào sự tuyệt vọng. Giáo dục Việt Nam cần những môi trường đào tạo phù hợp, giáo viên chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ. Ở Mỹ, các trường đều có trách nhiệm nhận trẻ em tự kỷ, trong trường có những giáo viên chuyên biệt dành thời gian trợ giúp cho các em. Mỗi ngày các em học 4 giờ với giáo viên và 3 giờ học hòa nhập với các bạn, còn ở Việt Nam đang thiếu những lớp học như vậy.

Hoa Nguyễn

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này