Tiếp thông tin nhiều gầm cầu trở thành bãi trông giữ xe tạm thời… nhưng lại trái quy định

Bác đề xuất của Hà Nội vì lo ngại ảnh hưởng đến kết cấu cầu

08:35 | 29/03/2019
(LĐTĐ) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có thông tin chính thức liên quan đến đề xuất điều chỉnh một số nội dung của Thông tư 35/2017/TT-BGTVT cho phép Hà Nội được tiếp tục tổ chức trông giữ phương tiện dưới gầm cầu trên địa bàn đến hết năm 2023 để phục vụ nhu cầu giao dịch của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn. Theo Bộ GTVT, đề xuất liên quan đã bị bác bỏ. Có nhiều lý do khiến Bộ từ chối yêu cầu này, song cốt lõi xuất phát từ lo ngại hoạt động trông giữ phương tiện sẽ ảnh hưởng đến kết cấu công trình.  
bac de xuat cua ha noi vi lo ngai anh huong den ket cau cau Cần có cơ chế để hợp với thực tiễn
bac de xuat cua ha noi vi lo ngai anh huong den ket cau cau Dự án khu Đô thị mới Cầu Giấy: Nhiều công trình, bãi xe không phép
bac de xuat cua ha noi vi lo ngai anh huong den ket cau cau Thông xe tuyến đường nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình
bac de xuat cua ha noi vi lo ngai anh huong den ket cau cau Nhếch nhác cầu vượt Giải Phóng - Lê Thanh Nghị

BáoLao động Thủ đô ra số 38, ngày 28/3/2019 có bài viết “Nhiều gầm cầu trở thành bãi trông giữ xe tạm thời… nhưng lại trái quy định: Cần có cơ chế để hợp với thực tiễn” đề cập đến tình trạng nhiều gầm cầu trên địa bàn Hà Nội trở thành điểm trông giữ xe.

Cụ thể, tại các điểm phóng viên khảo sát như: Gầm cầu Ngã Tư Vọng trên đường Giải Phóng; gầm cầu Mai Dịch (quận Cầu Giấy); gầm cầu Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng)… hoạt động trông giữ phương tiện vẫn diễn ra tương đối nhộn nhịp.

Nguyên nhân chính khiến tình trạng này tồn tại dai dẳng xuất phát từ những khó khăn trong phát triển giao thông tĩnh. Theo đó, tại Thủ đô Hà Nội, trong khi lượng phương tiện gia tăng chóng mặt, diện tích đất cũng như các công trình hạ tầng dành cho giao thông tĩnh lại chậm phát triển. Thực tế này đòi hỏi Hà Nội phải có những biện pháp ngắn hạn, tận dụng mọi khả năng, mọi vị trí có thể, có điều kiện để phục vụ nhu cầu đỗ, gửi xe của người dân.

bac de xuat cua ha noi vi lo ngai anh huong den ket cau cau

Gầm cầu Vĩnh Tuy được quây rào sắt kiên cố phục vụ trông giữ phương tiện. Ảnh: Đinh Luyện

Minh chứng dễ thấy là nhiều đề xuất như tận dụng đất xen kẹt, đất dự án chậm triển khai, gầm cầu… được Hà Nội đưa ra bàn thảo và xin cơ chế đặc thù, áp dụng triển khai vào mục đích giao thông tĩnh.

Hà Nội đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh một số nội dung của Thông tư 35/2017/TT-BGTVT cho phép thành phố được tiếp tục tổ chức trông giữ phương tiện dưới gầm cầu trên địa bàn đến hết năm 2023 để phục vụ nhu cầu giao dịch của các cơ quan, đơn vị và nhân dân.

Cần phải khẳng định, những điểm trông giữ này đều nhằm mục đích chung là phục vụ nhu cầu tất yếu của người dân. Chẳng hạn, ở gầm cầu Chương Dương được tận dụng để trông giữ phương tiện miễn phí phục vụ tuyến phố đi bộ và mở rộng không gian đi bộ khu vực phố cổ Hà Nội trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Gầm cầu này này chỉ phục vụ vào các tối cuối tuần, từ thứ Sáu đến Chủ nhật.

Gầm cầu vượt Ngã Tư Vọng được tận dụng để trông giữ xe xuất phát từ việc phục vụ người dân khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai, Da liễu, Bệnh viện Nhiệt đới. Gầm cầu vượt Mai Dịch cũng là điểm được dùng để phục vụ lưu giữ xe vi phạm do các lực lượng chức năng xử phạt…

Tuy nhiên, theo bà Lê Thị Thu Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông (Bộ GTVT) có 3 lý do chính khiến Bộ bác đi đề xuất này. Cụ thể, lý do thứ nhất là theo các quy định hiện hành, việc chiếm giữ gầm cầu sẽ ảnh hưởng đến an toàn giao thông, ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Nói cách khác, theo thiết kế ban đầu, cầu được thiết kế không phải được sử dụng vào mục đích trông giữ xe.

Ngoài ra, theo Điều 2, Luật Giao thông Đường bộ, các kho chứa vật liệu nổ, vật liệu có nguy cơ cháy nổ phải có khoảng cách nhất định để đảm bảo an toàn cho hành lang công trình. Đối chiếu theo điều này, các phương tiện giao thông thì đều có ít nhiều lượng nhiên liệu cháy nổ… do vậy phải nằm ngoài phạm vi an toàn của công trình.

bac de xuat cua ha noi vi lo ngai anh huong den ket cau cau
Bà Lê Thị Thu Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, lo ngại hoạt động trông giữ phương tiện sẽ ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Ảnh: Đinh Luyện

Lý do thứ hai là, trong trường hợp gầm cầu chứa phương tiện giao thông sẽ ảnh hưởng đến công tác cứu hộ cứu nạn. Nếu chẳng may xảy ra cháy nổ công tác ứng cứu sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Lý do thứ ba là, công tác bảo trì công trình cần được duy trì thường xuyên, liên tục. Nếu đồng ý đề xuất này thì công tác bảo trì sẽ bị ảnh hưởng, không đủ để duy trì tuổi thọ của công trình.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông với một công trình cầu, mọi khâu đoạn đều có các đơn vị quản lý với trách nghiệm cụ thể và chịu trách nghiệm trước pháp luật. Về đề xuất liên quan, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, trong quá trình đánh giá sẽ có những nghiên cứu sửa đổi sao cho phù hợp. Tuy nhiên không thể tràn lan. “Về vấn đề này, trong quá trình sửa đổi Luật chúng tôi sẽ đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông chia sẻ.

Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017 quy định: “Không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, bãi đỗ xe và các dịch vụ kinh doanh khác. Đối với các vị trí gầm cầu đường bộ đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận sử dụng làm bãi đỗ xe tạm thời trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư này, khi hết thời hạn sử dụng tạm thời, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng có trách nhiệm hoàn trả hiện trạng ban đầu và bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ. Cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, tiếp nhận mặt bằng do tổ chức, cá nhân bàn giao.

Trường hợp hết thời hạn sử dụng làm bãi đỗ xe tạm thời, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng tạm thời không thực hiện hoàn trả, cơ quan quản lý đường bộ xử lý theo thẩm quyền và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp để tổ chức cưỡng chế giải tỏa theo quy định”.

Đinh Luyện

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này