LĐLĐ huyện Gia Lâm:

Chú trọng tuyên truyền, pháp luật cho người lao động

10:58 | 26/03/2019
(LĐTĐ) Nhờ quan tâm chú trọng, làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật bằng nhiều hình thức  nhất là đối thoại về chính sách pháp luật với người lao động nên LĐLĐ huyện Gia Lâm đã kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và nâng cao kiến thức pháp luật cho CNVCLĐ cũng như cán bộ CĐCS, qua đó góp phần đáng kể trong việc hạn chế tranh chấp lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa trên địa bàn huyện.
chu trong tuyen truyen phap luat cho nguoi lao dong Lắng nghe để chăm lo tốt hơn cho CNLĐ
chu trong tuyen truyen phap luat cho nguoi lao dong Quyền, lợi ích của người lao động phải tốt hơn
chu trong tuyen truyen phap luat cho nguoi lao dong Nâng cao ý thức bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong người lao động

Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm Nguyễn Thanh Hương cho biết, xác định công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật là một trong những hoạt động thể hiện trực tiếp sinh động và rõ nét việc thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động của tổ chức công đoàn nên trong thời gian qua, công tác tư vấn pháp luật được Ban Thường vụ LĐLĐ huyện Gia Lâm rất quan tâm chú trọng.

chu trong tuyen truyen phap luat cho nguoi lao dong
LĐLĐ huyện Gia Lâm tổ chức đối thoại chính sách pháp luật với người lao động (ảnh LĐLĐ Gia Lâm)

Ngay từ đầu mỗi năm, LĐLĐ huyện đều chủ động xây dựng chương trình công tác tư vấn pháp luật, kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong CNVCLĐ và triển khai tới 100% CĐCS. Song song đó, LĐLĐ huyện thường xuyên duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ tư vấn pháp luật LĐLĐ huyện và 15 nhóm tư vấn pháp luật tại cơ sở, 4 điểm sinh hoạt văn hóa công nhân.

Công tác trợ giúp tư vấn pháp luật cho người lao động mà LĐLĐ huyện triển khai thực hiện tập trung chủ yếu vào lĩnh vực pháp luật lao động, luật công đoàn, luật BHXH, BHYT với nhiều hình thức phong phú và đa dạng như: Trực tiếp giải đáp, hướng dẫn, trả lời bằng văn bản, tư vấn trên điện thoại, đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động, tư vấn thường xuyên tại doanh nghiệp, tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật cho CĐCS v.v…

Riêng trong năm 2018, LĐLĐ huyện đã phối hợp với Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội, Ban Tuyên giáo LĐLĐ Thành phố, Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của huyện tuyên truyền trực tiếp 16 buổi, cho hơn 5000 lượt CNVCLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

Tại 4 điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, LĐLĐ huyện còn phối hợp với Trung tâm TVPL Công doàn Hà Nội, Ban An toàn giao thông thành phố tổ chức tuyên truyền thông qua hình thức sân khấu hóa về luật giao thộng, luật lao động… thu hút được sự quan tâm, chú ý đầy hào hứng, phấn khởi của CNLĐ.

Điểm nổi bật trong công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật của LĐLĐ huyện Gia Lâm là những năm gần đây, LĐLĐ huyện vẫn duy trì chương trình đối thoại chính sách pháp luật với CNVCLĐ vào dịp Tháng Công nhân. Tại hội nghị này, rất nhiều băn khoăn, vướng mắc của CNVCLĐ, của cán bộ CĐCS các đơn vị xung quanh việc thực hiện các chế độ chính sách pháp luật lao động, đặc biệt là chế độ BHXH, BHYT của người lao động được giải đáp, tư vấn trực tiếp.

“Có thể khẳng định, những cuộc tuyên truyền, tư vấn pháp luật với nhiều hình thức phong phú mà nhất là đối thoại chính sách pháp luật đã mang lại hiệu quả thiết thực, trực tiếp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và nâng cao kiến thức pháp luật cho CNVCLĐ cũng như cán bộ CĐCS, qua đó góp phần đáng kể trong việc hạn chế tranh chấp lao động trên địa bàn huyện, thời gian qua trên địa bàn huyện không có vụ việc đình công, lãn công nào xảy ra”- Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm Nguyễn Thanh Hương khẳng định.

Từ thực tiễn hoạt động, Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm Nguyễn Thanh Hương chia sẻ một số bài học kinh nghiệm để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho người lao động. Theo bà Hương, để làm tốt công tác này, các cấp công đoàn phải luôn xác định rõ vị trí, vai trò quan trọng của công tác tư vấn pháp luật trong thực tiễn hoạt động.

Cùng đó, các cấp công đoàn cần chú trọng nâng cao trình độ, kiến thức pháp luật cho đội ngũ CĐCS và coi trọng khâu tư vấn pháp luật tại cơ sở, nơi gần nhất với người lao động. Ngoài ra, các cấp công đoàn phải thường xuyên đổi mới nội dung, đa dạng hình thức tư vấn pháp luật để đến được với rộng rãi mọi đối tượng người lao động; làm tốt khâu thay đổi nhận thức của chủ doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện nâng cao trình độ, kiến thức pháp luật cho người lao động, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ trong doanh nghiệp đồng thời tăng cường phối hợp chặt chẽ với Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn Hà Nội.

Để công tác này đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm cũng đề xuất LĐLĐ Thành phố tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành Tòa án tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực tham gia tố tụng cho cán bộ công đoàn, trước hết là cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở, sau là cán bộ CĐCS để có đủ năng lực hoạt động, ứng xử giải quyết tốt những vấn đề phức tạp trong quan hệ lao động và đáp ứng được yêu cầu của tổ chức công đoàn trong tình hình mới.

Tú Ngọc

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này