Nhà ở kết hợp kinh doanh:

Cần có chế tài về công tác phòng chống cháy nổ

19:03 | 15/12/2018
(LĐTĐ) Hiện nay tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… việc người dân sử dụng nhà ở vào hoạt động kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh các mặt hàng có điều kiện khá phổ biến. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng kết hợp này lại ẩn họa nhiều bất cập, trong đó có cả công tác quản lý về phòng cháy chữa cháy (PCCC).
can co che tai ve cong tac phong chong chay no Cẩn trọng với “bà hỏa” ẩn dưới tầng hầm để xe
can co che tai ve cong tac phong chong chay no Kinh doanh, buôn bán hóa chất: Nơi tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ lớn
can co che tai ve cong tac phong chong chay no Cần dạy trẻ 7 kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ
can co che tai ve cong tac phong chong chay no
Nhà ở kết hợp kinh doanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ (ảnh minh họa)

Theo thống kê của Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội, hiện nay, cơ sở sản xuất kinh doanh nằm trong nhà ở rất phổ biến, chiếm gần trọn 100% tại các tuyến phố, mặt phố. Trong khi đó, các mặt hàng kinh doanh chủ yếu là hàng hóa dễ cháy, nổ như: hàng tạp hóa, bình chứa khí gas, quần áo, các loại hình sản xuất kinh doanh nghề thủ công... Trong khi đó, số liệu khảo sát từ Cảnh sát PCCC TP Hồ Chí Minh cho thấy, hiện toàn thành phố có hơn 2 triệu nhà ở hộ gia đình thì có đến khoảng 300 ngàn hộ dùng nhà ở để kết hợp sản xuất kinh doanh.

Với dạng nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh thì nguyên nhân cháy do chập điện chiếm tỷ lệ cao. Lý do là chủ hộ, chủ cơ sở thường xuyên vi phạm quy định trong việc lắp đặt, sử dụng thiết bị điện, thiết bị tiêu thụ điện dẫn đến quá tải gây ra hiện tượng chập, cháy.. Trong khi đó, các quy định về PCCC hiện nay cũng chưa được các chủ hộ, chủ cơ sở chấp hành nghiêm túc. Đa phần, tầng 1các toàn thường tận dụng gần hết diện tích để kinh doanh, bầy hàng hóa hoặc các vật dụng dễ cháy, chiếm hết các lối đi. Ban công, lô gia các tầng thường làm lồng sắt, chuồng cọp, hoặc xây kín. Cửa lên mái của các ngôi nhà cũng thường được khóa và làm kiên cố. Nhiều hộ kinh doanh còn sử dụng biển quảng cáo, đấu nối, câu móc điện che hết các ban công, lô gia. Bố trí nơi thờ cúng chưa hợp lý, làm bàn thờ bằng vật liệu dễ cháy và đặt gần hàng hóa, vật dụng dễ cháy xung quanh. Thiếu phương tiện chữa cháy tại chỗ …dẫn đến việc bị động khi có sự cố cháy xảy ra.

Theo quy định tại khoản 11, Điều 6 Luật Nhà ở 2014 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2015) thì một trong các hành vi bị nghiêm cấm là sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở. Điều đó đồng nghĩa với việc không cho phép các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện việc đăng ký đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại các căn hộ trong nhà chung cư.

Tuy nhiên, đối với loại hình nhà ở riêng lẻ, thì hiện chưa có quy định cụ thể nào về việc cấm hay cho phép sử dụng nhà ở vào những mục đích khác không phải để ở (trừ những mục đích bất hợp pháp). Trong khi đó, hiện nay nhà nước ta cũng chưa ban hành một quy chuẩn nào phân biệt giữa nhà ở và nhà không phải để ở. Hầu hết các hộ gia đình, cá nhân đều tự mình đầu tư xây dựng nhà trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của mình, do đó tạo ra sự không thuần nhất trong công năng, mục đích sử dụng của nhà ở.

Từ những thực tế nêu trên, có thể thấy, mặc dù việc sử dụng nhà ở sai mục đích dẫn tới nhiều hệ lụy, trong đó có việc phát sinh các nguy cơ về cháy nổ, tuy nhiên hiện nay nhà nước ta cũng không cấm việc người dân sử dụng nhà ở kết hợp với sản xuất kinh doanh. Song để giảm thiểu, loại trừ những tác động tiêu cực không mong muốn, trong đó có nguy cơ cháy nổ, thì công tác quản lý nhà ở, cũng như công tác quản lý PCCC phải được nâng cao, chú trọng hơn nữa.

Nên chăng, đã đến lúc cần đưa ra quy định về điều kiện cho nhà ở kết hợp với sản xuất kinh danh như: điều kiện cụ thể nhà ở như thế nào thì có thể được sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh; loại hình ngành nghề, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh được phép tiến hành tại nhà ở; các đòi hỏi cụ thể mà chủ cơ sở sản xuất kinh doanh phải đáp ứng trong quá trình sản xuất kinh doanh tại nơi nhà ở đó…

Một trong những ví dụ điển hình nhất liên quan đến công tác PCCC xảy ra trên địa bàn Hà Nội, liên quan đến việc sử dụng nhà ở kết hợp kinh doanh đó là vụ hỏa hoạn xảy ra tại một ngôi nhà kết hợp kinh doanh tạp hóa thuộc phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội làm 2 người chết (7/2017); vụ cháy nhà kết hợp làm xưởng bánh kẹo tư nhân tại xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức khiến 8 chết (7/2017); vụ cháy nhà kết hợp kinh doanh lốp, sữa chữa ô tô tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, khiến 1 người chết (9/2017)…

Tuấn Minh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này