Người nông dân “say” công nghệ

13:37 | 11/12/2018
(LĐTĐ) Mặc dù mới học hết lớp 7, thế nhưng anh Phạm Văn Hát sinh năm 1972 tại xã Ngọc Kỳ (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) lại có rất nhiều sáng chế về máy nông nghiệp khiến các nhà khoa học không khỏi giật mình về độ chính xác và sự đam mê nghiên cứu đến “lạ lùng”. Thế nhưng ít ai ngờ rằng, để có được kết quả như ngày hôm nay, anh Hát đã đi lên từ con số không tròn trĩnh.
nguoi nong dan say cong nghe Làm giàu nhờ trồng bưởi Diễn
nguoi nong dan say cong nghe Nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể hiệu quả

Nhà khoa học “bất đắc dĩ”

Vô tình gặp lại anh Phạm Văn Hát tại triển lãm Quốc tế về Thiết bị và Công nghệ nông – lâm – ngư nghiệp (Vietnam Growtech 2018) tại Hà Nội, chúng tôi thấy được nét rạng rỡ trên gương mặt đen sạm, cùng những nếp nhăn đã hằn sâu trên gương mặt của anh. Thế nhưng, cái vất vả, cái khổ cực của người nông dân quanh năm chân lấm, tay bùn ấy cũng không thể che dấu đi được niềm vui, niềm hạnh phúc con người anh Hát bởi theo anh chia sẻ, hiện nay các sáng kiến của anh đã nhận được sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước về vốn, về thủ tục…Đặc biệt, các sáng kiến ấy đã được đông đảo nông dân trên cả nước và một số quốc gia trên thế giới biết đến và chấp nhận.

Chia sẻ về câu chuyện đưa anh đến với nghiên cứu, sáng chế khoa học trong nông nghiệp là “nhờ” bị vỡ nợ. Anh Hát kể, vào năm 2007 thời điểm mới thái nghen mô hình trồng rau an toàn ở Việt Nam, anh Hát mạnh dạn vay vốn đầu tư lớn. Thế nhưng, thời điểm đó một phần là do kinh nghiệm thiếu, thị trường thiếu…những anh liên tiếp ký được nhiều hợp đồng cung cấp rau an toàn cho các nhà phân phối lớn. Tuy nhiên, 3 năm sau khi bắt tay vào xây dựng mô hình rau an toàn, anh Hát mới vỡ lẽ, các công ty chỉ “mượn” cớ ký hợp đồng với anh để lấy bàn đạp đưa rau vào siêu thị, chứ không đặt hàng lâu dài với anh. Món vay 3 tỉ treo lơ lưởng trên đầu, trong khi mô hình rau an toàn ngày một lụi bại.

nguoi nong dan say cong nghe
Anh Hát đang giới thiệu robot đặt hạt tại triển lãm Quốc tế về Thiết bị và Công nghệ nông – lâm – ngư nghiệp.

Khi đó, không để điều tiếng vỡ nợ, anh quyết định vay lãi ngoài đi xuất khẩu lao động ở Israel vì thời kỳ làm rau nhiều đoàn của Israel sang thăm và cho biết ở bên ấy họ trồng năng suất cao, thu nhập cả tỷ đồng/1ha. Nhưng sang đến nơi mới biết họ lao động còn hạn chế, làm thủ công. Thời điểm đó, anh đặt vấn đề chế tạo máy để người làm đỡ vất vả. Và cơ duyên chế tạo máy nông cụ của anh chính thức nảy nở trên cánh đồng của đất nước Israel.

Kể lại cơ duyên “nổi tiếng” trên đất nước Israel, anh Hát cho biết, vì thấy đất nước Israel rất văn minh mà còn phải làm nhiều công đoạn thủ công nên anh nảy ra ý định đề nghị chế tạo cho họ một chiếc máy rải phân. Sau vài tháng, chiếc máy được anh chế tạo thành công, đưa ra các cánh đồng thử nghiệm mang lại kết quả quá tốt, anh được người chủ trang trại thưởng cho hơn 200 triệu đồng. Cùng với đó là vinh dự được Đại sứ quán Việt Nam tại Israel mời đến chia vui, động viên và khen thưởng.

“Sau khi chế tạo thành công máy rải phân, tôi được Nhà nước Israel ghi nhận, mua bản quyền để chế tạo hàng loạt trên toàn quốc. Thời điểm đó, tôi rất vui và dành nhiều thời gian tiếp tục chế tạo, cải tiến thêm nhiều loại máy cho ông chủ của mình. Nhận thấy những khả năng của tôi, khi người chủ quyết định nâng lương lên cho tôi từ 1.000 USD (năm 2010) lên 2.500 USD, nhưng tôi không đồng ý. Thời điểm đó vì nhớ nhà và cũng mong muốn đưa sáng kiến của mình áp dụng trên quê hương nên tôi từ chối và trở về quê hương”, anh Hát nhớ lại.

Anh Hát cho biết thêm, sau khi đưa ra quyết định trở về quê hương, tất cả mọi người trong gia đình, cũng như những người cùng anh đi xuất khẩu lao động đều tỏ ra tiếc nuối cho anh. Nhưng anh vẫn tin mình có thể làm lại được, đứng dậy ngay trên quê hương mình.

“Khi vừa đặt chân về đến nhà, người anh trai của tôi, cũng là chủ một trang trại rau đặt vấn đề làm thế nào để ra một cái máy gieo hạt nhằm giảm tải ngày công lao động cũng như nâng cao năng suất gieo hạt. Bởi đặc thù lao động phổ thông ở quê nhà rất hiếm, người trẻ thì thoát ly hết, người già thì mắt kém, lóng ngóng làm rơi hạt khi gieo, trong khi hạt giống lại đắt. Được sự động viên của anh trai, tôi liền bắt tay vào nghiên cứu cùng với lời rào đón “chắc chỉ được khoảng 70% thôi nhưng người anh trai vẫn quả quyết - như thế là được rồi”, anh Hát nhớ lại thời điểm mình bắt tay vào sáng chế máy reo hạt.

Đến những sáng chế hiệu quả, tiết kiệm…

“Nếu so sánh chiếc máy đặt hạt do tôi sáng chế với các máy đặt hạt khác, thì robot của tôi có chi phí rẻ hơn rất nhiều, giá thành bán ra cũng rẻ hơn bằng 1/10 so với các robot cùng loại ở các nước có nền nông nghiệp phát triển (giá 2.500USD/1 máy).

Trong khi đó, độ chính xác của nó lên đến 100%. Hiện tại, nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, tôi đã tham gia nhiều hơn vào các chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu và quảng bá sáng chế của mình đi khắp nơi. Qua đó, nhiều đơn đặt hàng trong và ngoài nước đã được ký kết”, anh Hát bộc bạch.

Sau kỳ vọng của anh Trai, anh Hát liền bắt tay vào nghiên cứu, chế tạo máy reo hạt. Với đam mê sáng tạo cùng quyết tâm của mình, chỉ 1 năm sau đó chiếc máy đặt hạt đầu tiên đã ra đời, mặc dù còn nhiều thiếu sót và năng suất mới chỉ đạt 50%.

“Với thông số đó chính là tín hiệu giúp tôi có thêm niềm tin vào công việc chế tạo máy nông cụ của mình. Những chiếc máy sau này tôi dần khắc phục những hạn chế, cải tiến kỹ thuật và liên tục thử nghiệm trên cánh đồng. Trời không phụ lòng người, cuối cùng chiếc máy reo hạt hoàn chỉnh với độ chính xác đến 100% đã hoàn thành và tôi quyết định đặt tên cho sản phẩm của mình là Robot đặt hạt”, anh Hát cho hay.

Lý giải về cái tên robot đặt hạt, anh Hát cho biết, bởi lẽ gọi máy đó là robot đặt hạt vì nó có thể đặt chính xác khoảng cách mình cần đặt ở khoảng cách 2 hoặc 3 cm, tùy vào từng cánh đồng. Ngoài ra, chiếc mày này còn giải phóng sức lao động cho khoảng 40 người làm việc. Robot đặt hạt sau 2 năm nghiên cứu, cải tiến đã vượt ra khỏi lũy tre làng ở xã Ngọc Kỳ, sang Đức, Mỹ, Israel, Australia, Thái Lan… bằng nhiều cách khác nhau.

“Nếu so sánh chiếc máy đặt hạt do tôi sáng chế với các máy đặt hạt khác, thì robot của tôi có chi phí rẻ hơn rất nhiều, giá thành bán ra cũng rẻ hơn bằng 1/10 so với các robot cùng loại ở các nước có nền nông nghiệp phát triển (giá 2.500USD/1 máy). Trong khi đó, độ chính xác của nó lên đến 100%. Hiện tại, nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, tôi đã tham gia nhiều hơn vào các chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu và quảng bá sáng chế của mình đi khắp nơi. Qua đó, nhiều đơn đặt hàng trong và ngoài nước đã được ký kết”, anh Hát bộc bạch.

Là người nông dân điển hình thành công với sự sáng tạo, ham tìm hiểu, học hỏi. Rất nhiều bằng khen, huy chương anh đã nhận được, thậm chí cả Huân chương độc lập do Nhà nước trao tặng cũng đã nằm trong tủ phần thưởng của anh. Nhưng anh vẫn không ngừng sáng tạo, vẫn tiếp tục, cải tiến và chế tạo thêm nhiều loại máy nông cụ để giúp người lao động nông thôn đảm bảo năng suất, điều kiện lao động với một quan điểm chế tạo là càng đơn giản càng tốt, không cần chip điện tử, rơ le.

Đặc biệt, một trong những sáng chế được anh Hát giới thiệu tại kỳ triển lãm Quốc tế tại Hà Nội lần này là máy phun thuốc sâu với sải cánh dài 6m, gầm máy cao…đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nhà chuyên môn cũng như những người nông dân khắp mọi nơi trong cả nước và nhiều đơn đặt hàng đã được ký kết xuất đi nước ngoài. Với những thành công ấy, chúng ta có quyền tự hào về những người nông dân Việt Nam đam mê sáng tạo, trong gian khó họ vẫn vươn lên làm chủ công nghệ, làm chủ cánh đồng và chúng ta cũng mong rằng, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với nông nghiệp, công nghệ…không chỉ có anh Hát, mà sẽ còn nhiều hơn những nhà khoa học nông dân thành công.

Đỗ Đạt

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này