Dự phòng trước phơi nhiễm HIV: Chiến lược mới trong phòng, chống HIV/AIDS

08:10 | 08/12/2018
(LĐTĐ) Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP), là biện pháp điều trị dự phòng cho các cá nhân có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Biện pháp này có khả năng giảm nguy cơ lây nhiễm tới 90%.
du phong truoc phoi nhiem hiv chien luoc moi trong phong chong hivaids Lan tỏa thông điệp “K=K”: Giảm kỳ thị với người nhiễm HIV
du phong truoc phoi nhiem hiv chien luoc moi trong phong chong hivaids Lạm dụng ma túy tổng hợp làm gia tăng nhiễm HIV trong giới trẻ
du phong truoc phoi nhiem hiv chien luoc moi trong phong chong hivaids Huyện Đông Anh mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS năm 2018

PrEP là sự kết hợp của 2 loại dược phẩm kháng vi rút là tenofovir disoprpxil fumarate (TDF) 300mg và emtricitabine (FTC) 200mg trong một viên nén với liều dùng mỗi ngày một viên. Loại thuốc này giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thể bằng cách ngăn cản sự phát triển chất xúc tác sinh học (enzim) - chất mà HIV dùng để tạo ra các bản sao virus mới.

du phong truoc phoi nhiem hiv chien luoc moi trong phong chong hivaids
PrEP được WHO khuyến cáo nên sử dụng đối với những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.

PrEP được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên sử dụng đối với những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Trong đó có nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM); người chuyển giới nữ (TGW); phụ nữ bán dâm và các cặp dị nhiễm, tức cặp có 1 người nhiễm và một người không nhiễm HIV trong đó người nhiễm HIV chưa điều trị bằng thuốc ARV hoặc điều trị ARV chưa đủ 6 tháng, hoặc đã điều trị ARV trên 6 tháng nhưng vì lý do nào đó mà tải lượng HIV vẫn còn cao. Với những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao, tốt nhất nên xét nghiệm theo dõi xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ.

Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng PrEP rất có hiệu quả trong việc phòng ngừa lây nhiễm HIV. Trên thực tế chưa có trường hợp MSM nào trên thế giới bị nhiễm HIV trong khi đang sử dụng PrEP. Việc lây nhiễm HIV chỉ thường xảy ra nếu MSM ngưng sử dụng PrEP hoặc nếu họ không sử dụng nó đều đặn theo hướng dẫn sử dụng của các bác sĩ. Theo một kết quả nghiên cứu, trong đó 2.499 MSM và TGW đã tham gia, những người sử dụng PrEP hàng ngày đạt được tỉ lệ bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên tới 99%.

Hiện nay, tại Việt Nam đang triển khai thí điểm điều trị PrEP tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với 10 cơ sở, điều trị cho hơn 2000 khách hàng. Mô hình cung cấp dịch vụ này triển khai ở cơ sở y tế công và y tế tư nhân. Năm 2019, mở rộng triển khai PrEP trên 11 tỉnh có tình hình dịch cao gồm các tỉnh: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Tiền Giang, Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phòng.

Cũng theo PGS Nguyễn Hoàng Long, hiện nay dịch HIV/AIDS tiếp tục có xu hướng giảm. Tuy nhiên, diễn biến dịch HIV/AIDS vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV cao trong cộng đồng. Sự gia tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM, đặc biệt trong nhóm trẻ tuổi, dần sẽ là nhóm chính nhiễm mới HIV ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tại một số địa bàn có nguy cơ lây nhiễm HIV cao ở các vùng sâu, vùng xa cũng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng, do người dân không có đủ kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS.

Minh Khuê

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này