Sau 1 năm triển khai đề án quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây

Mong tiếp tục được dùng sản phẩm sạch

15:46 | 08/11/2018
(LĐTĐ) Sau hơn 1 năm triển khai, Đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của Thành phố Hà Nội” đã mang lại những tín hiệu tích cực trong lĩnh vực này. Cả người bán và người mua đều tạo dựng được thói quen thương mại văn minh, an toàn.
mong tiep tuc duoc dung san pham sach 3 cửa hàng được gắn biển “Kinh doanh trái cây an toàn”
mong tiep tuc duoc dung san pham sach Hà Nội thí điểm quản lý cửa hàng kinh doanh trái cây trong nội thành
mong tiep tuc duoc dung san pham sach Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây tại Hà Nội

Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, 100% cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn 12 quận đã được cấp đăng ký kinh doanh. 100% cửa hàng kinh doanh trái cây được cấp biển nhận diện. Một số quận đã tích cực triển khai thực hiện đạt tỷ lệ 100% trước tháng 9/2018: Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hà Đông, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Ba Đình...

Tính đến thời điểm hiện tại, 766 cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn 12 quận đáp ứng được các yêu cầu của Đề án. Tất cả 766 cửa hàng đều có trang thiết bị bảo quản trái cây (trước đề án đạt 67%); 717/766 cửa hàng có trang thiết bị giám sát chất lượng trái cây đạt tỷ lệ 93,6% (trước đề án đạt 50%); 766/766 cửa hàng có quầy, kệ trưng bày trái cây đạt tỷ lệ 100% (trước đề án đạt 84%); 733/766 cửa hàng có trang thiết bị vận chuyển trái cây đạt tỷ lệ 95,7% (trước đề án đạt 50%); 766/766 cửa hàng có thiết bị vệ sinh cơ sở đạt tỷ lệ 100% (trước đề án đạt 84%).

mong tiep tuc duoc dung san pham sach
Phường Khương Đình ( Thanh Xuân) gắn biển nhận diện cho cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn

Đánh giá về kết quả sau 1 năm thực hiện đề án, ông Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho rằng, Đề án đã đem đến những hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện mục đích mang thực phẩm an toàn đến cho người tiêu dùng. Đây là cơ sở UBND thành phố Hà Nội tiếp tục mở rộng đề án ra huyện, thị xã, thị trấn, các khu công nghiệp.

Các lực lượng chức năng và UBND các cấp tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh trái cây, đặc biệt là các cửa hàng cấp biển logo. Bên cạnh đó, cần xử lý các điểm kinh doanh trái phép trên lòng đường vỉa hè; rà soát bố chí sắp xếp một số điểm kinh doanh tập trung qua đó khắc phục dứt điểm tình trạng bán hàng dong và nhân rộng tuyến phố không kinh doanh trái cây dưới lòng đường, vỉa hè, nơi công cộng…

Đáng chú ý, việc cấp biển nhận diện cho các cửa hàng kinh doanh trái cây đã mang lại địa chỉ tin cậy để mua trái cây và dần hình thành thói quen mua sắm tại các cửa hàng được cấp biển nhận diện. Các doanh nghiệp, cửa hàng được gắn biển có ý thức cao hơn trong việc chấp hành quy định pháp luật.

Quan trọng nhất là nguồn gốc xuất xứ hàng hóa rõ ràng hơn. Trước đây, nhiều loại trái cây có nguồn gốc nhưng chủ cửa hàng không lưu trữ hồ sơ. Hiện tại, sau khi thực hiện Đề án, cơ bản các hộ kinh doanh đã nâng cao nhận thức, đáp ứng được yêu cầu, dù tỷ lệ này chưa đạt 100%. “Để đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của Đề án, chúng tôi đã cử cán bộ quản lý, nhân viên đi tập huấn các nội dung, tiêu chí mà đề án quy định.

Việc gắn biển nhận diện cũng khẳng định cam kết của chúng tôi trong việc chấp hành tốt quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, qua đó phục vụ người tiêu dùng tốt nhất. Thực tế hoạt động cho thấy, chúng tôi đã tạo dựng được niềm tin ở người tiêu dùng, bằng chứng là tỉ lệ khách hàng quay trở lại mua sản phẩm ngày càng cao” Ông Bùi Thế Dũng, Giám đốc điều hành hệ thống cửa hàng hoa quả “Luôn tươi sạch”.

Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu đến hết năm 2018, toàn bộ người kinh doanh được đào tạo, tập huấn an toàn thực phẩm, 100% cửa hàng bán hoa, quả và người kinh doanh trên địa bàn các quận nội thành phải đăng ký kinh doanh theo quy định; có biển hiệu và đầy đủ trang thiết bị, phương tiện bảo quản trái cây; sản phẩm bán phải truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ...

Để đạt được mục tiêu này, Sở Công Thương Hà Nội đang đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về đề án bằng nhiều hình thức; phối hợp với các quận tổ chức tập huấn các cửa hàng kinh doanh trái cây về các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh trái cây...

Bên cạnh đó, Sở Công Thương cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thanh, kiểm tra xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh trái cây; kiểm soát quá trình lưu thông, vận chuyển trái cây vào thành phố Hà Nội…

Nguyễn Công

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này