Rà soát đánh giá và phân vùng các khu vực núi có nguy cơ sạt trượt

08:20 | 02/11/2018
(LĐTĐ) Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã trình và được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện Đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam”.  
ra soat danh gia va phan vung cac khu vuc nui co nguy co sat truot Không khí lạnh gây mưa rào và dông cho các tỉnh vùng núi phía Bắc
ra soat danh gia va phan vung cac khu vuc nui co nguy co sat truot Nghiên cứu đổi mới chính sách đối với đồng bào dân tộc, miền núi
ra soat danh gia va phan vung cac khu vuc nui co nguy co sat truot Sạt lở núi vùi lấp hàng trăm mét quốc lộ 15A

Theo đó, Bộ TN&MT giao Viện Khoa học và Địa chất Khoáng sản chủ trì, phối hợp với Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thực hiện. Đến nay, Bộ đã phê duyệt đề án lập Bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tại 17 tỉnh miền núi phía Bắc; đã hoàn thành lập Bản đồ phân vùng cảnh báo cho 10 tỉnh gồm: Nghệ An, Thanh Hóa, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng và Bắc Kạn.

Ngoài ra, khoanh định được hơn 200 xã trọng điểm tại 17 tỉnh để điều tra, đánh giá bổ sung chi tiết, trước mắt trong năm 2017 - 2018 thực hiện tại 20 xã trọng điểm có nguy cơ cao tại 04 tỉnh gồm: Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái.

ra soat danh gia va phan vung cac khu vuc nui co nguy co sat truot
Những khu vực có nguy cơ sạt trượt thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc sẽ được khoanh vùng để từ đó có các giải pháp phòng tránh. Ảnh: Đinh Luyện

Thời gian tới, Bộ cũng kiến nghị, đề xuất các nhóm giải pháp ưu tiên cần thực hiện như: Căn cứ vào kết quả điều tra cơ bản tổng thể để khoanh định, phân vùng các khu vực có nguy cơ trượt lở theo các mức độ dễ bị tổn thương, gây tai biến để cảnh báo; hoàn thành và chuyển giao ngay cho các địa phương để tuyên truyền rộng rãi đến người dân để phòng tránh.

Hiện nay, Bộ đang chỉ đạo tập trung thực hiện điều tra chi tiết, khoanh vùng diện tích cảnh báo khu vực trượt lở cho các xã trọng điểm có nguy cơ sạt lở cao tại 04 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang và Hòa Bình để bàn giao cho các địa phương nêu trên;

Rà soát, nắn chỉnh các đường giao thông miền núi theo hướng ta luy đường không cắt chân các thành tạo địa chất (khắc phục bằng hầm hoặc cầu); hàng năm, điều tra riêng về tai biến địa chất; xây dựng một số trạm quan trắc thường xuyên ở những khu vực có nguy cơ tổn thương cao để có dữ liệu cập nhật, kết hợp dự báo lượng mưa từng khu vực để dự báo các khu vực có thể xảy ra các tai biến địa chất và đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Đ.L

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này