Quy định nào không hợp lý phải sửa cho dân nhờ

17:32 | 30/10/2018
(LĐTĐ) Trên là khẳng định của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sau khi nghe các Bộ trưởng trả lời chất vấn về các vấn đề dân sinh bức xúc mà đại biểu Quốc hội nêu ra tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều nay (30/10).  
quy dinh nao khong hop ly phai sua cho dan nho Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV: Sẽ bầu Chủ tịch nước và thông qua 9 dự án luật
quy dinh nao khong hop ly phai sua cho dan nho Ngăn chặn hoạt động “tín dụng đen”
quy dinh nao khong hop ly phai sua cho dan nho Kỳ cuối: Loại bỏ “tín dụng đen” phải có biện pháp tài chính căn cơ
quy dinh nao khong hop ly phai sua cho dan nho
Toàn cảnh phiên họp chiều nay 30/10 (ảnh TTXVN)

Khám xét phải đúng luật

Liên quan câu hỏi chất vấn về vụ một công dân tại TP Cần Thơ đi vào tiệm kinh doanh vàng bạc đổi 100 đô la bị phạt hành chính 90 triệu; chủ tiệm phạt ngoài bị phạt còn bị trịch thu tang vật là vàng và đá quý. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời: Việc khám xét căn nhà của chủ tiệm vàng Thảo Lực (Cần Thơ) Công an thành phố Cần Thơ đã có đủ căn cứ chứng minh vi phạm hành chính và UBND đã ra quyết định xử phạt hành chính. Công ty và gia đình ông Lực đã thi hành xong không có khiếu nại, khởi kiện.

quy dinh nao khong hop ly phai sua cho dan nho
Chủ tịch Quốc hội kết luận liên quan đến nội dung chất vấn

Ngay sau khi Bộ trưởng Tô Lâm trình bày vụ việc này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định: Vụ việc này gây bức xúc dư luận, mặc dù có Nghị định xử phạt. Nhưng theo Chủ tịch Quốc hội, vụ này là một người có 100 USD mang đi đổi, chứ không phải kinh doanh ngoại tệ, dù có vi phạm nhưng tôi đề nghị Ngân hàng Nhà nước nên xem xét tính chất và mực độ từng vụ việc. Việc khám xét nhà phải đúng luật và thực hiện đúng thời gian phạt hành chính. Không thể để 6-9 tháng sau phạt mới đưa ra quyết định xử phạt. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước phải chỉ đạo, cái nào chưa hợp lý phải sửa cho dân nhờ.

Kiên quyết loại trừ tín dụng đen

Về câu hỏi của đại biểu Lê Công Đỉnh (Long An) liên quan đến vấn đề tín dụng đen, cho vay nặng lãi gây bức xúc cho người dân và giải pháp của Bộ Công an đối với vấn đề này? Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời:

quy dinh nao khong hop ly phai sua cho dan nho
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn (ảnh P.Hoa)

Tín dụng đen là quan hệ vay mượn, tự thỏa thuận thường có lãi suất cao, không có quy định, luật tự thỏa thuận, tự xử. Đây là quan hệ dân sự. Đằng sau tín dụng là hoạt động tổ chức tội phạm. Trong 4 năm (từ năm 2015-2018) toàn quốc đã xảy ra 7.624 vụ phạm tội liên quan tín dụng đen, trong đó có 56 vụ giết người, 389 vụ cố ý gây thương tích, 629 vụ cướp tài sản, 836 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.809 vụ lừa đảo, 3.581 vụ lạm dụng tín nhiệm, 165 vụ hủy hoại tài sản. Cho đến nay, lực lượng công an đang đấu tranh với 124 băng nhóm với 831 đối tượng hoạt động có tổ chức về lĩnh vực cho vay nặng lãi và đòi nợ thuê.

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, nguyên nhân của tín dụng đen được xác định do kinh tế trong nước còn khó khăn, nên nhiều doanh nghiệp đến vay vốn tín dụng đen, các điểm cho vay nặng lãi. Cạnh đó, vẫn còn một bộ phận người dân, nhất là thanh niên không chịu làm ăn, cá độ, mê game online, vay mục đích ăn chơi. Đã thế, các chế tài xử lý chưa tương xứng, chưa đủ sức răn đe, sự vào cuộc chính quyền chưa được quan tâm đúng mức.

Vì vậy, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, ngành Công an đã đưa 05 giải pháp chính, gồm: Phối hợp các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân, phương thức thủ đoạn liên quan tín dụng đen, cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê; Làm tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, quản lý chặt chẽ nhân viên các cơ sở kinh doanh tài chính, cầm đồ, các đối tượng bất minh về kinh tế nghi vấn có liên quan đến hoạt động tín dụng đen, đòi nợ thuê; phát hiện xử lý nghiêm doanh nghiệp, cơ sở ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự có liên quan đến đòi nợ, cầm đồ; Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận giải quyết tố giác, nhất là đường dây nóng hòm thư tố giác tiếp nhận thông tin liên quan tới tín dụng đen; Mở các cao điểm tấn công, tổ chức băng nhóm tội phạm, các đường dây lợi dụng cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê vi phạm pháp luật; Tiếp tục rà soát đề xuất Chính phủ bổ sung sửa đổi hệ thống pháp lý;

Không thể “đất công thành đất ông”

Liên quan đến vấn đề quản lý đất đai, ĐB Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương), cho hay, trong việc quản lý đất đai, vấn đề lớn nhất là kỷ cương và kỷ luật, tình trạng vi phạm quy hoạch, thất thoát lớn tài sản do giá đất. Trong báo cáo của bộ chủ yếu do cơ chế, chính sách… lãnh đạo các địa phương có quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất, nếu lãnh đạo có tâm thì không thể có tình trạng thất thoát như vừa qua. Các đoàn thanh tra của Bộ đến các địa phương cũng chỉ rút kinh nghiệm, chưa xử lý một cá nhân nào. Phải có ngăn chặn kịp thời vi phạm chuyển đổi đất đai, thất thoát tài sản.

quy dinh nao khong hop ly phai sua cho dan nho
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà trả lời

Về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà cho hay, dẫu chế tài về quản lý đất đai tương đối chặt chẽ, song tình trạng vi phạm quản lý đất đai còn diễn ra một số nơi. Trong quá trình đi kiểm tra thực tế, một số cử tri còn nói “đất công đã biến thành đất ông”. Đây là câu nói vui nhưng theo Bộ trưởng Hà là rất đau lòng.

Vì vậy, ngoài tiến hành nâng cao công tác trong lĩnh vực quản lý đất đai, nhiều đại biểu cũng kiến nghị sửa một số văn bản luật liên quan đến đất đai như Luật Đất đai. Với công tác là cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, Bộ sẽ tiếp thu ý kiến các đại biểu trên cơ sở lĩnh vực nào thuộc thẩm quyền sẽ có biện pháp quản lý chặt hơn, lĩnh vực nào vượt thẩm quyền sẽ tham mưu cho Đảng, Chính phủ xem xét.

L.Hà

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này