Cần có chế tài xử lý hành chính đối với hành vi làm, sử dụng giấy tờ giả

10:21 | 31/10/2018
(LĐTĐ) Đề xuất này được nhiều đại biểu đồng tình khi tham dự cuộc họp Hội đồng thẩm định Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã và được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 67/2015/NĐ-CP.  
can co che tai xu ly hanh chinh doi voi hanh vi lam su dung giay to gia Bóc gỡ đường dây làm giả giấy khám sức khỏe rồi bán trên mạng xã hội
can co che tai xu ly hanh chinh doi voi hanh vi lam su dung giay to gia To gan làm giả cả lệnh bắt tạm giam của công an
can co che tai xu ly hanh chinh doi voi hanh vi lam su dung giay to gia Xoá đường dây chuyên làm giả bằng cấp các loại

Theo Thanh tra Bộ Tư pháp – đơn vị chủ trì soạn thảo, trong khoảng 4 năm thi hành Nghị định 110/2013/NĐ-CP, tại Bộ Tư pháp đã ban hành 52 Quyết định xử phạt VPHC với số tiền là 577,5 triệu đồng.

Tại các địa phương, Sở Tư pháp, UBND các cấp đã ban hành hơn 10.000 quyết định xử phạt VPHC bằng hình thức xử phạt tiền với tổng số tiền trên 4,2 tỷ đồng; ban hành 6.430 quyết định xử phạt VPHC với hình thức xử phạt là cảnh cáo.

Đồng thời, các địa phương (15/63 tỉnh) cũng đã áp dụng 200 biện pháp khắc phục hậu quả như buộc nộp lại số tiền thu lợi bất chính; hủy giấy tờ giả, hủy giấy tờ ban hành trái pháp luật; hủy bỏ hợp đồng, giao dịch trái pháp luật; thu hồi bằng cấp giả; hoàn trả tiền thu thừa cho người yêu cầu công chứng...

can co che tai xu ly hanh chinh doi voi hanh vi lam su dung giay to gia
Các đại biểu trình bày ý kiến tham luận về dự thảo nghị định. (ảnh: T.Q)

Các cơ quan thi hành án dân sự địa phương đã ban hành 223 quyết định xử phạt VPHC với tổng số tiền hơn 92,4 triệu đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những nội dung quy định cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác xử lý VPHC một cách chính xác, đúng nguyên tắc xử lý thì Nghị định 110/2013/NĐ-CP còn có một số nội dung cách hiểu, cách áp dụng chưa thống nhất hoặc chưa được đồng thuận gây khó khăn cho việc xử lý VPHC.

Ngoài ra, hiện có nhiều Luật và Nghị định mới đã được ban hành với nhiều quy định liên quan đến xử phạt VPHC. Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Nghị định 110/2013/NĐ-CP.

Theo Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp Nguyễn Hồng Diện, nội dung nhận được nhiều ý kiến tranh luận chính là quy định về hành vi vi phạm liên quan đến việc làm giấy tờ giả, sử dụng giấy tờ giả.

Cụ thể, có ý kiến đề nghị bỏ các hành vi liên quan đến hành vi làm giả giấy tờ của cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng giấy tờ giả thực hiện hành vi vi phạm; có ý kiến cho rằng vẫn quy định hành vi làm giả, sử dụng giấy tờ giả, tuy nhiên, các hành vi cần được mô tả xác định rõ ranh giới để phân định giữa xử lý hình sự hoặc bị xử phạt VPHC để đưa ra hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp.

Tại cuộc họp, đại diện Cục Quản lý xử lý VPHC và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp phân tích: Trên thực tế, trong quá trình thanh tra, kiểm tra khi phát hiện được hành vi làm và sử dụng giấy tờ giả, căn cứ vào Điều 341 BLHS, cơ quan phát hiện hành vi vi phạm phải chuyển hồ sơ vụ việc đến cơ quan điều tra để điều tra, xác minh, làm rõ.

Tuy nhiên, có trường hợp cơ quan điều tra sau khi điều tra, xác minh, làm rõ, xét tính chất mức độ của hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu hình sự đã căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 8 BLHS và trả lại hồ sơ cho cơ quan phát hiện hành vi vi phạm để xử lý VPHC. Do vậy, cần quy định hành vi làm, sử dụng giấy tờ giả tại Dự thảo Nghị định này để có chế tài xử lý hành vi vi phạm trong những trường hợp trên.

Hà Phong

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này