3 điều chỉ sau khi ra trường sinh viên mới hiểu được

17:39 | 11/10/2018
Sinh viên là một quãng thời gian đẹp trong cuộc đời của nhiều người. Đời sinh viên đôi khi mang nhiều mộng ước. Có những thứ mộng ước gần giống như là một sự ảo tưởng. Sau đây là 3 điều chỉ sau khi ra trường sinh viên mới hiểu.  
3 dieu chi sau khi ra truong sinh vien moi hieu duoc Tranh thủ dạy con kỹ năng sống khiến con hào hứng mà hiệu quả
3 dieu chi sau khi ra truong sinh vien moi hieu duoc Dạy kỹ năng sống cần chú trọng thực hành và trải nghiệm
3 dieu chi sau khi ra truong sinh vien moi hieu duoc Kỹ năng sống: Bắt đầu từ thói quen nhỏ

Để làm được việc, phải học rất nhiều thứ khác

Kiến thức được dạy trong nhà trường luôn luôn chỉ đóng vai trò nền tảng và giúp cho các bạn sinh viên có một chuyên môn cứng (ở mức sơ sài và chưa thể vận dụng).

Ra trường và đi làm, các bạn sinh viên luôn phải học thêm nhiều thứ rất khác với những gì chính các bạn tưởng tượng.

3 dieu chi sau khi ra truong sinh vien moi hieu duoc
Tìm được công việc mình “thích” phải có thời gian. (ảnh minh họa)

Cuộc đời sẽ tặng cho sinh viên những công việc đầu tiên hết sức “lắt nhắt” như: “Viết mail như thế nào mới đúng”, “công việc này triển khai như thế nào?”, “mình đóng vai trò gì trong công việc chung của đội nhóm - công ty”, “sao kiến thức mới về sản phẩm/dịch vụ cụ thể nhiều và khác thế?”.

Hóa ra, môi trường công việc lại nhiều thứ lặt vặt cần phải học đến vậy!

Tìm được công việc mình “thích” phải có thời gian

Làm sao để bạn biết được công việc mình thích khi những thứ bạn biết về nó hầu hết là tưởng tượng và một vài hứng khởi ban đầu.

Đi vào gốc rễ của một công việc yêu thích: bạn phải có năng lực thực hiện nó tốt hơn mọi người, bạn phải say mê nó - đủ nhiều để vượt qua những khó khăn ban đầu và tiến tôii sự khác biệt; bạn phải có tâm với nó - cái tâm đủ lớn để cho bạn một tầm nhìn.

Sinh viên, sau khi ra trường cũng còn chưa chắc đã biết mình thích gì. Những người biết được thì cũng phải mất thời gian.

Năng lực của bạn không nhiều thế đâu

Sinh viên thường bị ảo tưởng bởi năng lực của mình. Làm được một việc đặc thù khi còn đi học, người ta thuê công cao đã vội tính công đó vào “giá” giờ lao động của bản thân.

Năng lực làm việc thực tế là khả năng kết hợp với những người xung quanh. Khả năng định vị bản thân trong kế hoạch chung, trong các mối quan hệ ở công ty. Định vị được, kết hợp được thì công việc mới diễn ra ổn thỏa, các thành viên không “phá” nhau, sau đó mới nói đến khả năng thực.

Bạn nghĩ bạn có khả năng, chắc gì bạn đã thực sự có khả năng. Bạn làm được một việc chắc gì bạn đã có đủ năng lực để đảm nhiệm một vị trí. Những sự thật phũ phàng như thế, sinh viên phải ra trường, trải nghiệm và vượt qua một vài thất vọng mới hiểu.

Nguyên Bảo

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này