Huyện Phúc Thọ: Cử tri vẫn loay hoay không biết trồng cây gì?

09:07 | 28/09/2018
(LĐTĐ) Nông dân vẫn đang loay hoay không biết nên trồng cây gì, nuôi con gì để không rơi vào tình trạng mất mùa thì được giá, nhưng khi được mùa  thì lại rớt giá để rồi phải kêu gọi "giải cứu".
huyen phuc tho cu tri van loay hoay khong biet trong cay gi Tập huấn nghiệp vụ công tác tài chính công đoàn cho 220 cán bộ
huyen phuc tho cu tri van loay hoay khong biet trong cay gi Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật cho người nộp thuế
huyen phuc tho cu tri van loay hoay khong biet trong cay gi Phúc Thọ: Cuộc vận động 3 sạch góp phần đổi mới diện mạo nông thôn

Đó là những băn khoăn của đa số người dân huyện Phúc Thọ (TP Hà Nội) tại buổi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Thành phố Hà Nội diễn ra vào chiều ngày 27/9.

huyen phuc tho cu tri van loay hoay khong biet trong cay gi
Cử tri Khuất Thị Đá (xã Phúc Hòa) nêu ý kiến, kiến nghị. Ảnh Nguyễn Công

Cụ thể, cử tri Khuất Thị Đá (xã Phúc Hòa) bày tỏ, xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, và thực tế những năm qua, đời sống vật chất và tinh thần của người dân xã Phúc Hòa nói riêng, huyện Phúc Thọ đã ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, theo bà Khuất Thị Đá, sản xuất nông nghiệp, nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là tình trạng sản xuất không theo định hướng, không theo quy hoạch, dẫn đến tình trạng nông sản liên tục bị dư thừa phải “giải cứu”.

Đồng quan điểm, cử tri Nguyễn Văn Chương (thị trấn Phúc Thọ) cho biết, nông dân vẫn loay hoay không biết nên trồng cây gì, nuôi con gì để không rơi vào tình trạng được giá thì mất mùa, nhưng khi được mùa thì lại mất giá, để rồi phải kêu gọi giải cứu nông sản như thời gian vừa qua. Do đó, cử tri kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục để nông dân dễ tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ.

Trong khi đó, cử tri Khuất Văn Hùng (xã Tích Giang) kiến nghị Thành phố đẩy nhanh tiến độ dự án cải tạo sông Tích, vì xã Tích Giang có 50 ha đất canh tác liên quan đến sông Tích, hằng năm cứ đến mùa mưa bão, nước dâng là mất trắng một nửa.

Sau khi lắng nghe ý kiến của các cử tri, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH Thành phố Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng, thời gian qua, huyện Phúc Thọ đã có những bước tiến về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng quy mô lớn, nâng cao giá trị… Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện chưa bền vững. Người nông dân vẫn còn băn khoăn, lo lắng về thị trường tiêu thụ nông sản.

Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải cho biết, thời gian qua, Thành phố đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, có tác động tích cực tạo ra nhiều mô hình sản xuất mới, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích và thu nhập cho nông dân.

Thành ủy vẫn đang tiếp tục chỉ đạo HĐND Thành phố rà soát các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn để điều chỉnh sao cho phù hợp, có hiệu quả hơn. Thành phố cũng sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, tìm các giải pháp hướng dẫn, giúp đỡ nông dân các địa phương trong đó có huyện Phúc Thọ tiếp cận thị trường…

Còn những khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH Thành phố cho rằng, khó khăn không phải là thị trường mà là do sản phẩm còn kém, nông sản thực phẩm từ các huyện chưa kết nối với hơn 400 chợ và hơn 100 siêu thị để tiêu thụ.

“Do đó, cần phải tạo được các chuỗi liên kết sản xuất giữa người dân và doanh nghiệp chứ không thể chờ mong Nhà nước bao tiêu như thời bao cấp. Phải khắc phục việc sản xuất tự phát, giao sở ngành cùng huyện xây dựng các nhãn hiệu thương hiệu tiêu thụ. Cái chính là phải tạo ra kết nối với thị trường, thị trường cần gì thì người nông dân sản xuất cái đó” – Bí thư Thành ủy chỉ rõ.

Hoàng Phúc

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này