Khoảng 1,3 triệu tỷ đồng đang “găm” trong dân: Huy động cho nền kinh tế ra sao?

16:50 | 28/08/2018
(LĐTĐ) Lâu nay giới chuyên gia nhận định số tiền nhàn rỗi trong dân rất lớn và mới đây một lần nữa chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, nền kinh tế Việt Nam có tỷ lệ tích lũy trong dân cao, tới khoảng 60 tỷ USD nằm trong dân mà chưa được huy động hết (tương đương khoảng 1.320.000 tỷ đồng, theo tỷ giá hiện hành- PV). Đây là quả là con số rất lớn.
khoang 13 trieu ty dong dang gam trong dan huy dong cho nen kinh te ra sao Ưu tiên xây dựng hệ sinh thái cho sự phát triển của nền kinh tế số
khoang 13 trieu ty dong dang gam trong dan huy dong cho nen kinh te ra sao Tiếp tục cổ phần hoá các ngân hàng thương mại Nhà nước
khoang 13 trieu ty dong dang gam trong dan huy dong cho nen kinh te ra sao Tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đã đạt nhiều kết quả

Có lần trao đổi với phóng viên, một chuyên gia kinh tế cho rằng sự khác biệt giữa nền kinh tế năng động và chưa năng động khác nhau ở chỗ: Nơi có tiền nhàn rỗi người dân mang đi đầu tư (thông qua các hệ thống như thị trường chứng khoán, góp cổ phần, đầu tư hoặc gửi tiết kiệm). Còn nền kinh tế không năng động là thường găm tiền mặt, vàng, đô la, bất động sản; thậm chí lướt sóng bất động sản để kiếm lời. Nói ngắn gọn là kiểm soát rủi ro.

khoang 13 trieu ty dong dang gam trong dan huy dong cho nen kinh te ra sao
Tiền găm trong dân vẫn còn rất lớn. Ảnh minh họa

Xét trong bối cảnh ngân sách còn khó khăn, nợ công đang khá cao thì với lượng tiền dẫu ước như trên cũng là con số cực lớn với nền kinh tế. Câu hỏi đặt ra, tại sao tiền nhàn rỗi trong dân cư vẫn nhiều thế mà không chảy ra nền kinh tế? Trả lời câu hỏi này, cách nay hơn 13 năm, PV cũng đã đề cập với một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và nhận được câu trả lời: “do tập quán kinh doanh”! Nghĩa là xu thế của người Việt Nam, đặc biệt là người các tỉnh phía Bắc thường có xu hướng an toàn. Họ chỉ “bơm” tiền ra khi nhận thấy thị trường địa ốc có khả năng sinh lời hoặc lãi suất ngân hàng hấp dẫn.

Tuy nhiên, hiện nay lãi suất ngân hàng khá thấp, thị trường bất động sản không còn nóng và phát sinh lợi nhuận thì đồng tiền được “găm” trong dân càng lớn. Các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp cũng như khuyến cáo, song thực sự chưa có giải pháp nào mang tính khả thi. Xét trong bối cảnh hiện nay, lãi suất ngân hàng thấp, lượng tiền chảy vào chưa nhiều.

Kênh đầu tư cổ phiếu sau thời kỳ hoàng kim những năm 2005 - 2007, nhà nhà đầu tư theo phong trào nay dần đi vào thế ổn định, dân chúng không mặn mà; thị trường địa ốc cung vượt cầu khiến lượng tiền đổ vào đầu tư cũng ít. Để một lượng tiền lớn trong dân lưu thông ra thị trường cho nền kinh tế có thêm tiền đầu tư có lẽ không cách nào khác phải mở rộng các hình thức tuyên truyền để khích lệ tinh thần yêu nước.

Nếu không tính cố hữu về văn hóa vẫn không thể thay đổi. Cạnh đó, phải tạo được làn sóng khởi nghiệp trong dân để nhà nhà kinh doanh, người người kinh doanh khi đó đồng tiền mới không bị găm nhiều trong dân.

Chúng ta đang đứng trước nghịch lý chưa có lời giải đó là ngân sách nhà nước khó khăn, muốn có tiền đầu tư suốt 3 thập kỷ qua chúng ta đã đi vay một lượng tiền rất lớn, để đến nay mỗi năm ngân sách trả lãi vay (chưa kể gốc) lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, cũng mỗi năm người dân bỏ ra trên 2 tỷ USD đi du học và 2 tỷ USD cho việc chữa bệnh.

Rõ ràng, nguồn lực quốc gia đang bị sử dụng rất lãng phí. Đưa vào lưu thông hàng triệu tỷ đồng tiền nhàn rỗi trong dân cư cũng như bịt kín nguồn ngoại tệ tuồn ra nước ngoài thông qua hình thức du học và chữa bệnh mới thực sự là “chìa khóa” giúp nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững.

Hương Phạm

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này