Túi nilon – bán lẻ và vấn đề môi trường

17:52 | 17/08/2018
Cách đây vài chục năm, chợ và sau đó là siêu thị phát triển, bao bì đựng hàng cho khách chỉ có suy nghĩ đơn giản là sạch đẹp và tiện lợi. Tuy nhiên, vì chưa hiểu biết hết tác hại của túi nilon nên việc sử dụng rất rộng rãi, đến nay cả nước có 800 siêu thị, 125 Trung tâm thương mại (TTTM) và 8000 chợ, 3000 cửa hàng tiện lợi hàng ngày vẫn hoạt động.
tui nilon ban le va van de moi truong Người dân kiến nghị cơ sở xông hơi ảnh hưởng môi trường
tui nilon ban le va van de moi truong Hà Nội: Không có khu vực nào đạt chất lượng không khí tốt ngày 15/8
tui nilon ban le va van de moi truong Hà Nội: Chất lượng không khí ngày 14/8 ở mức trung bình
tui nilon ban le va van de moi truong
Túi nilon là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường

Chúng ta chỉ cần làm 1 phép tính đơn giản để biết bình quân 1 năm riêng siêu thị và TTTM đã thải ra môi trường bao nhiêu tấn túi nilon mà hàng trăm năm sau không phân hủy hết: “800 siêu thị + 125 TTTM) x 500kg bao bì = 465.500kg /năm. Nếu cộng thêm túi nilon của 8000 chợ và các kênh bán lẻ khác thì con số còn lớn gấp bội. Thực trạng trên cho ta thấy nạn dùng túi nilon để đựng hàng gây ra rác thải môi trường khó phân hủy đang đến mức báo động, tuy VN đã có nhiều cuộc phát động rầm rộ trong cả nước về không dùng túi nilon, tuy nhiên hiệu quả chưa cao.

Việc dùng làn nhựa, túi nilon tự hủy còn rất ít. Câu hỏi đặt ra là tại sao mà túi nilon không phân hủy được vẫn còn tồn tại nhiều năm nay? Ngoài các lý do khác thì lý do về giá cả túi nilon là chủ yếu, cụ thể loại không tự phân hủy rẻ gấp hàng chục lần túi nilon tự hủy mà một số đơn vị có sản xuất nhưng ít được tiêu thụ. Bài toán cơ bản hiện nay để giải quyết túi nilon là gì? Đó là chính phủ bộ ngành có liên quan phải có những quyết sách mạnh mẽ, để giảm giá thành túi nilon tự hủy như phí , thuế VAT, … sao cho giá túi nilon tự hủy ít nhất ngang bằng những túi nilon đang dùng phổ biến hiện nay hoặc rẻ hơn.

Nói thế việc này không phải làm ngay được trong một vài năm mà phải làm thí điểm ở các thành phố lớn, có nhiều siêu thị, chợ và sử dụng túi nilon nhiều nhất để rồi nhân rộng ra các địa phương khác trong cả nước. Chúng ta tin tưởng rằng với những giải pháp hết sức cụ thể cho vấn nạn bao bì gây hủy hoại môi trường này sẽ ngày càng giảm đi, góp phần xây dựng những thành phố xanh sạch đẹp hơn trong mắt người dân và khách quốc tế đến đầu tư và du lịch tại Việt Nam.

Đúng như định hướng của Chính phủ mới đây đã cam kết với cộng đồng quốc tế rằng VN sẽ giải quyết từng bước vấn đề phế thải của các sản phẩm nhựa và nilon hiện nay để cải thiện môi trường sống ở VN. Có lẽ với tình hình hiện nay về môi trường sống thì khẩu hiệu “Thứ 1 là môi trường, thứ 2 là phát triển kinh tế bền vững” sẽ phải là ưu tiên hàng đầu cho mọi chương trình phát trình kinh tế xã hội của VN hiện nay cũng như trong tương lai.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này