Ráo riết, quyết liệt ứng phó bão số 4

21:28 | 16/08/2018
Bão số 4 rất đặc biệt, bởi có đường đi phức tạp, tốc độ di chuyển thay đổi liên tục, khu vực tác động rộng và càng vào gần bờ càng mạnh lên. Chính vì vậy, nếu các bộ ngành, các địa phương không ráo riết, quyết liệt trong ứng phó, hậu quả sẽ rất khôn lường. 
rao riet quyet liet ung pho bao so 4 Lập tổ cơ động xử lý sự cố cây xanh trong cơn bão số 4
rao riet quyet liet ung pho bao so 4 Nghiêm túc thực hiện công tác ứng phó với bão số 4
rao riet quyet liet ung pho bao so 4 Bão số 4 gây mưa rất to ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ 3 ngày liên tiếp

Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 4, diễn ra vào chiều ngày 15/8.

Thông tin tại cuộc họp, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương Hoàng Đức Cường cho biết, lúc 13 giờ ngày 15/8, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), cách Móng Cái (Quảng Ninh) 390 km, cách Thái Bình 550 km, cách TP Vinh (Nghệ An) 670 km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 11. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 110 km tính từ tâm bão.

rao riet quyet liet ung pho bao so 4
Dự báo đường đi của bão số 4

Sáng ngày 16/8, bão số 4 sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ và ảnh hưởng trực tiếp tới vùng biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh. Đến sáng 17/8, bão sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Hải Phòng - Nghệ An, với sức gió mạnh cấp 8.

Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 sẽ gây mưa to đến rất to tại các tỉnh khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ nay đến ngày 18/8 với lượng mưa từ 250 - 350mm. Trọng tâm mưa lớn sẽ là khu vực Đông Bắc, Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, các tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.

Từ ngày 16 - 18/8, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình, sông Hoàng Long từ 2 - 4m; các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An từ 3 - 6m. Đỉnh lũ trên sông Đà, sông Thao, sông Hoàng Long, sông Bùi, sông Bưởi có khả năng lên mức báo động (BĐ) 2 - BĐ 3; thượng lưu sông Thái Bình ở mức BĐ1, thượng lưu sông Mã lên mức BĐ1 - BĐ2, hạ lưu mức BĐ1.

Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét ở vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, ngập úng tại các vùng trũng, thấp có khả năng xảy ra, đặc biệt tại khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Riêng đối với Hà Nội, đợt mưa tới nhiều khả năng sẽ khiến mực nước sông Bùi lên mức BĐ 2 - 3. Ngập lụt tại huyện Chương Mỹ nhiều khả năng sẽ xảy ra, dù không nghiêm trọng như trong đợt mưa lũ tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, bão số 4 rất đặc biệt, bởi có đường đi phức tạp, tốc độ di chuyển thay đổi liên tục, khu vực tác động rộng và càng vào gần bờ càng mạnh lên. Chính vì vậy, nếu các bộ ngành, các địa phương không ráo riết, quyết liệt trong ứng phó, hậu quả sẽ rất khôn lường.

Đối với nhiệm vụ trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các tỉnh, thành phố ven biển xem xét phát lệnh “cấm biển” trong sáng 16/8. Bên cạnh đó, cần kiểm soát chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, bao gồm cả hoạt động du lịch. Các địa phương cần khẩn trương rà soát các công trình cao tầng, nhà ở dân cư dễ bị tổn thương khi có mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất. Kiên quyết di dời người dân khỏi những vùng nguy hiểm.

Để giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị 6 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng tập trung tiêu nước đệm bằng cưỡng bức và tự chảy. Bảo đảm an toàn hệ thống đê điều. Bên cạnh đó, cần phân công quản lý, vận hành cụ thể, gắn con người tại những điểm xung yếu để phát hiện sớm và xử lý sự cố về hồ chứa thủy lợi…

M.Q

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này