Hệ lụy khi rừng tự nhiên ngày càng co hẹp

09:53 | 09/08/2018
Theo công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2017, tổng diện tích rừng của Việt Nam hiện có khoảng 14,4 triệu ha, trong đó trên 10 triệu ha rừng tự nhiên và 4 triệu ha rừng trồng với độ che phủ toàn quốc 41,45%. Báo cáo cũng cho thấy, nếu xét riêng từng loại, rừng tự nhiên đã bị giảm 5,7 ha. Với vấn đề này, các nhà khoa học cho rằng, việc trồng mới rừng không đủ để phục hồi hệ sinh thái và không đủ khả năng phòng chống thiên tai, lũ lụt.
he luy khi rung tu nhien ngay cang co hep Khôi phục rừng tự nhiên giúp giảm thiệt hại thiên tai
he luy khi rung tu nhien ngay cang co hep Quảng Trị: Thả 60 cá thể rắn về rừng tự nhiên

Thời gian gần đây, hiện tượng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính diễn biến phức tạp, ngày càng tác động, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người. Theo tính toán, chỉ riêng từ đầu năm 2018 đến nay, đã có 3 cơn bão, 4 áp thấp nhiệt đới xuất hiện làm trên 18.500 nhà ngập, hư hỏng, hơn 90.800 ha lúa, hoa màu thiệt hại, 109 người chết và mất tích, tổng thiệt hại 2.500 tỷ đồng.

he luy khi rung tu nhien ngay cang co hep
Phát triển rừng giúp giảm nhẹ các ảnh hưởng từ thiên tai

Có thể khẳng định, các hiện tượng mưa bão, lũ lụt… là thuộc tính tự nhiên, con người không thể ngăn chặn được. Tuy nhiên, những thiệt hại trên sẽ giảm thiểu nếu hệ thống rừng tự nhiên phát triển. Một nghịch lý là, hiện diện tích che phủ rừng có xu hướng tăng nhưng chất lượng lại giảm.

Đề cập đến vấn đề này, Tiến sỹ Trần Lâm Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lâm sinh (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) cho biết, dù độ che phủ rừng tăng lên nhưng chất lượng lại giảm, điều này tương đương với việc diện tích rừng suy kiệt ngày càng tăng.

Theo tìm hiểu, để phục hồi hệ sinh thái rừng tự nhiên đang bị suy thoái, Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 sẽ phục hồi 15% diện tích rừng. Tuy vậy, việc phục hồi hệ sinh thái rừng tự nhiên vẫn đang còn nhiều thách thức. Minh chứng dễ thấy nhất là năng lực quản lý rừng còn thấp, nhiều doanh nghiệp, chủ hộ khó tiếp cận nguồn vốn, nguồn giống và kỹ thuật, khả năng tiếp thu kỹ thuật mới của chủ rừng còn hạn chế.

Bàn về giải pháp cho vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hà, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, rừng tự nhiên không chỉ cung cấp gỗ mà còn cung cấp nhiều loại lâm sản có giá trị ngoài gỗ như cây dược liêu, mây, tre…

Nếu bảo vệ rừng tự nhiên hợp lý thì đây là nguồn lợi lớn, bên cạnh đó rừng tự nhiên còn gắn với cảnh quan, đa dạng sinh học, là tiềm năng lớn thu hút du lịch, góp phần đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam. Do đó, cần xây dựng cơ chế chính sách để phát huy hết tiềm năng của rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên và phát huy các giá trị về môi trường.

Luyện Đinh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này