Huyện Quốc oai:

Hiệu quả cao từ những cách làm hay

11:41 | 01/08/2018
Nhờ phát huy lợi thế so sánh của huyện trong 10 năm qua, kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hiệu quả chính là đời sống, thu nhập của nhân dân không ngừng được nâng cao.
hieu qua cao tu nhung cach lam hay ​Huyện Quốc Oai: Hiệu quả cao từ những cách làm hay
hieu qua cao tu nhung cach lam hay

Ông Nguyễn Đức Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai.

Quốc Oai vẫn được biết đến là một huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, có hai tuyến giao thông trọng yếu chạy qua là đường Láng - Hòa Lạc và đường Hồ Chí Minh nên có nhiều lợi thế phát triển đô thị và công nghiệp. Đặc biệt, trên địa bàn huyện Quốc Oai hiện có hơn 150 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 32 di tích đã được nhà nước xếp hạng.

Trong đó, quần thể di tích, danh thắng chùa Thầy là một điểm du lịch hấp dẫn, mỗi năm thu hút hàng chục vạn lượt khách tham quan, vãn cảnh. Tuy nhiên, để huyện Quốc Oai có được diện mạo khang trang như ngày hôm nay, không thể không nhắc đến dấu mốc vô cùng đáng nhớ là ngày 1/8/2008 khi Quốc Oai chính thức sáp nhập về Thủ đô theo Nghị quyết 15 của Quốc hội.

Hơn 10 năm trước, Quốc Oai là huyện còn khó khăn, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp manh mún, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển nhỏ lẻ, thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đúng mức do nguồn đầu tư hỗ trợ của tỉnh Hà Tây còn hạn chế. Thời điểm đó, tổng giá trị sản xuất là 3.460,5 tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 97,2 tỷ dồng; chi ngân sách Nhà nước địa phương 337,47 tỷ đồng; có 21 trường đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh 10%...

Ngay sau khi được sáp nhập về với Hà Nội, huyện Quốc Oai đã nhận được sự quan tâm đầu tư đồng bộ. Đặc biệt là từ khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều vùng quê của Quốc Oai, với những tiềm năng sẵn có, tranh thủ sự quan tâm của các cấp ủy đảng, sự đồng lòng của người dân, với nhiều cách làm hay đã tạo được sự phát triển bứt phá. Đến nay, trên địa bàn huyện Quốc Oai đã hình thành nhiều mô hình chuyên canh sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và mang lại giá trị kinh tế lớn như: Nhãn muộn Đại Thành, rau Yên Sơn, mô hình chăn nuôi chuồng trại ở xã Cấn Hữu,…

hieu qua cao tu nhung cach lam hay
Chuyển đổi cơ cấu trong chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Có được những thành quả trong nông nghiệp phải kể đến chính sách dồn diền đổi thửa, tạo tiền đề để nhiều nông dân "làm ăn lớn", dễ dàng ứng dụng công nghệ cao trên mảnh đất của gia đình mình. Ở các xứ đồng xa, xấu, sản xuất khó khăn, được Nhà nước hỗ trợ giao thông thủy lợi nội đồng, đường, điện… đã tạo "đòn bẩy" để ngày càng xuất hiện nhiều "tỷ phú nông dân". Nhờ đó, không còn cảnh sản xuất manh mún, lệ thuộc thị trường mà hình thành nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất sản phẩm chất lượng cao, chinh phục người tiêu dùng...

Hơn mười năm trước, Quốc Oai là huyện còn khó khăn, kinh tế chủ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp manh mún, công nghiệp tiếu thủ công nghiệp phát triển nhỏ lẻ, thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đúng mức do nguồn đầu tư hỗ trợ của tỉnh Hà Tây còn hạn chế. Thời điểm đó, tổng giá trị sản xuất là 3.460,5 tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 97,2 tỷ dồng; chi ngân sách Nhà nước địa phương 337,47 tỷ đồng; có 21 trường đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh 10%...

Ngay sau khi được sáp nhập về với Hà Nội, huyện Quốc Oai đã nhận được sự quan tâm đầu tư đồng bộ. Đặc biệt là từ khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều vùng quê của Quốc Oai, với những tiềm năng sẵn có, tranh thủ sự quan tâm của các cấp ủy đảng, sự đồng lòng của người dân, với nhiều cách làm hay đã tạo được sự phát triển bứt phá. Đến nay, trên địa bàn huyện Quốc Oai đã hình thành nhiều mô hình chuyên canh sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và mang lại giá trị kinh tế lớn như: Nhãn muộn Đại Thành, rau Yên Sơn, mô hình chăn nuôi chuồng trại ở xã Cấn Hữu,…

Để có thể tích tụ ruộng đất, chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, quan trọng là hình thành được các cụm, điểm công nghiệp, khu du lịch - dịch vụ hoạt động hiệu quả. Bởi chỉ khi nào phần lớn lao động nông thôn có việc làm, thu nhập ổn định từ các ngành nghề phi nông nghiệp thì việc tích tụ ruộng đất mới có thể diễn ra. Tất cả đã hỗ trợ, bổ trợ cho nhau để kinh tế địa phương có sự chuyển dịch tích cực và phát triển bền vững.

Ngành công nghiệp của huyện hiện chiếm tỷ trọng lớn, giá trị sản xuất năm 2017 đạt gần 6.000 tỷ đồng, bằng 332% so với năm 2008, thu hút 20% lao động toàn huyện. Chuyển dịch lao động nông thôn rất rõ nét. Khi người dân làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, khu du lịch có thu nhập ổn định, họ sẽ sẵn sàng nhượng lại quyền sử dụng đất hoặc cho hộ khác thuê lại, tạo ra các mô hình nông nghiệp đầu tư công nghệ hiệu quả hơn. Theo đó, dịch vụ, du lịch, công nghiệp cũng có nguồn nhân lực ổn định, được đào tạo chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu phát triển, mang lại nguồn thu nhập ổn định và ngày càng cao cho người dân.

Trong 10 năm qua, tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất của huyện ngày càng cao, đạt bình quân 11%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 là 39 triệu đồng/người/năm, gấp 4,1 lần so với năm 2008 (9,5 triệu đồng/người/năm) và hết năm 2018, huyện phấn đấu đạt 44 triệu đồng/người/năm. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao cả vật chất lẫn tinh thần.

Thời gian tới, huyện sẽ đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa để tạo ra những cánh đồng lớn áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Song song với đó phát triển các loại hình dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế hộ cũng như đảm bảo 100% người dân có nước sạch để dùng…

Nguyễn Đức Phương

Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này