Bé trai 2 tuổi sống thực vật sau hóc nhãn vì sai lầm trong sơ cứu

19:01 | 25/07/2018
Bé trai 2 tuổi (Nam Định) sau khi được cho ăn nhãn cả quả bị hóc, ho sặc sụa. Khi được chuyển đến BV Nhi Trung ương 3 ngày trước, bệnh nhân đã trong tình trạng hôn mê sâu do não bị tổn thương không phục hồi vì thiếu oxy sau hóc dị vật.
be trai 2 tuoi song thuc vat sau hoc nhan vi sai lam trong so cuu Nội soi gắp đinh ghim sắt đế nhựa trong phế quản bé gái 12 tuổi
be trai 2 tuoi song thuc vat sau hoc nhan vi sai lam trong so cuu Cho tim ngừng đập để lấy cây kim trong tim bé trai

Ngày 25/7, BS Phạm Ngọc Toàn, Khoa Cấp cứu (BV Nhi Trung ương) cho biết, tua trực cách đây 3 ngày, ông tiếp nhận ca cấp cứu từ Nam Định chuyển lên.

Tai nạn xảy ra vào khoảng 4h30 chiều, khi cháu bé đi học về được người thân cho ăn nhãn cả quả nhưng không bóc bỏ hạt. Trẻ ăn xong bị sặc, biểu hiện hội chứng xâm nhập rất rõ với các biểu hiện trẻ ho sặc sụa, tím tái.

Ngay lập tức, gia đình đã sơ cứu, chuyển lên bệnh viện huyện, được đặt nội khí quản và chuyển lên bệnh viện tỉnh rồi được đưa xuống bệnh viện Nhi Trung ương.

be trai 2 tuoi song thuc vat sau hoc nhan vi sai lam trong so cuu
Sơ cứu ban đầu là vô cùng quan trọng quyết định cứu sống bệnh nhân hóc dị vật. Ảnh: H.Hải

“Tại thời điểm bệnh nhân đến, chúng tôi phát hiện hạt nhãn ngay nắp thanh môn của bệnh nhi vẫn còn nguyên cả hạt, cùi. Rất đáng tiếc là vấn đề của bệnh nhân do cấp cứu ban đầu không đúng, hạt nhãn bít kín đường thở nên khi bệnh nhân được đưa tới bệnh viện đã hôn mê sâu. Dù bệnh nhân được xử trí cấp cứu nhưng do não thiếu oxy, bệnh nhân tổn thương não, hiện đang sống thực vật”, BS Toàn chia sẻ.

Theo BS Toàn, với các ca hóc dị vật như bệnh nhi này, nếu biết cách xử trí, cách sơ cứu rất đơn giản có thể cứu sống được bệnh nhân. Còn nếu xử trí không đúng, bệnh nhân được chuyển tới viện có thể được cứu sống nhưng chịu di chứng suốt đời vì tổn thương não không phục hồi. Đáng tiếc, các ca hóc dị vật là khá phổ biến nhưng sơ cứu ban đầu thường không đúng cách.

Trước đó một ngày, khoa cấp cứu cũng tiếp nhận bệnh nhi hóc chôm chôm. Bệnh nhân vào viện đã ngừng tim, ngừng thở 10 phút và hiện đang được điều trị tích cực, nhưng tình trạng tổn thương não do thiếu oxy rất nặng nề.

Hay trước đó 1 tháng, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân người Úc 2 tuổi khi đang chơi ở nhà với đồ chơi là các đồ vật nhỏ thì bị hóc dị vật. Tuy nhiên, bệnh nhân không biểu hiện không rõ hội chứng xâm nhập. Một thời gian sau bệnh nhân liên tục ho, khò khè, viêm phổi đi viêm phổi lại vào lần. Khi vào viện khám, bác sĩ nghi ngờ có hóc dị vật và đã nội soi, gắp ra được hạt ngô ngay nắp thanh môn của bệnh nhân.

be trai 2 tuoi song thuc vat sau hoc nhan vi sai lam trong so cuu
BS Toàn hướng dẫn các bước sơ cứu hóc dị vật. Ảnh: H.Hải

Các ca hóc dị vật do hạt ngô, lạc, nhãn… là rất phổ biến. Điều quan trọng nhất sau khi hóc dị vật, đó là nhanh chóng đánh giá tình trạng của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân tỉnh táo, có ho được thì hãy khuyến khích bệnh nhân ho rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Trường hợp bệnh nhân không ho được, ho không có hiệu quả, cần nhanh chóng làm liệu pháp vỗ lưng, ấn ngực. Với trẻ nhỏ, đặt bệnh nhân nằm dọc lên cánh tay, cho đầu bệnh nhân chúi xuống, nghiêng về 1 bên sau đó thực hiện vỗ lưng 5 lần, sau đó quan sát xem dị vật đã ra được chưa.

Nếu bệnh nhân không tỉnh hãy tiến hành đánh giá, mở thông đường thở, nghe bệnh nhân có thở hay không. Nếu không thở cần hà hơi, thổi ngạt theo nguyên tắc hà hơi 5 lần, 15 lần ép tim.

Theo Hồng Hải/ dantri.com.vn

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này