Bao giờ mới không còn “chuyện” thi cử!

10:45 | 22/07/2018
Mỗi một lần ngành Giáo dục - Đào tạo (GDĐT) đưa ra các giải pháp về đổi mới giáo dục; đặc biệt là đổi mới về nội dung thi cử không ngoài mục đích nào hơn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cũng như tích kiệm tối đa ngân sách nhà nước và tài chính cho gia đình các học sinh. Tuy nhiên, cứ mỗi lần thay đổi là mỗi lần hiện lên nhiều “hạt sạn”, khiến không ít người phải thốt lên: GDĐT bao giờ mới đi vào quỹ đạo ổn định?  
bao gio moi khong con chuyen thi cu Bộ GDĐT thành lập tổ công tác rà soát bất thường trong điểm thi của tỉnh Hòa Bình
bao gio moi khong con chuyen thi cu Rà soát toàn bộ kết quả thi THPT quốc gia 2018 trên cả nước
bao gio moi khong con chuyen thi cu 97,57% thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm 2018

Để hạn chế “nỗi khổ” cho phụ huynh và học sinh cứ mãi “lều chõng” lên các thành phố lớn để dự thi, gây tốn kém tiền của cho ngân sách Nhà nước và gia đình các em học sinh, từ năm 2015, cùng với kỳ thi THPT, kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng bị bãi bỏ để thay thế bằng một kỳ thi hợp nhất là kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia (THPT).

bao gio moi khong con chuyen thi cu
Việc nâng điểm thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 ở Hà Giang đã thành vấn đề thời sự của toàn xã hội (ảnh Đ.V)

Theo đó, trước kỳ thi thí sinh đăng ký các nguyện vọng 1 và 2 để học tại các trường học viện, đại học mình chọn. Sau đó, các trường đại học sẽ căn cứ vào điểm thi THPT quốc gia của các em để làm cơ sở có đủ tiêu chuẩn vào học trường mình hay không. Nói một cách nôm na, cùng với kết quả học tập 3 năm đèn sách, tổng điểm thi THPT quốc gia là cơ sở để xét tuyển. Vì thế, thi xong phụ huynh và các em mòn mỏi đợi chờ…

Thực ra thi cử cũng như cuộc sống, tất cả đều có hai mặt của một vấn đề. Nếu thi theo kiểu cũ, phụ huynh, học sinh chỉ tôn công, tốn của một chút, song đến ngày đến tháng tự nhận được kết quả điểm thi mà các em đăng ký. Đậu hay không biết ngay. Còn từ năm 2015 đến nay, với cách thi mới tuy ít gây tốn công, tốn của cho các bậc phụ huynh, học sinh thì lại nảy sinh thêm nhiều tiêu cực. Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 với những tiêu cực “chưa từng có” bằng việc dùng công nghệ thông tin để nâng điểm ở Hà Giang (đã khởi tố vụ án); hay việc dự luận đang rộ lên nghi vấn tại một số địa phương như Lạng Sơn, Sơn La… khiến Bộ trưởng Bộ GDĐT phải đề nghị xem xét lại công tác chấm thi trên địa bàn cả nước là minh chứng cho những “khuyết tật” về cách thi theo hình thức này.

Vấn đề đặt ra vì sao phải nâng điểm? Và nâng điểm để với mục đích gì? Như đã đề cập, chính vì quy định các trường tuyển sinh sinh viên dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia (một phần kết quả học tập trong 3 năm học phổ thông), nên điểm thi càng cào cơ hội vào các trường danh tiếng, đặc biệt các trường thuộc hế thống quân đội, công an càng lớn. Chính vì thế, việc nâng điểm thi THPT trên bạn địa phương mình không phải chỉ đơn giản mục tiêu thành tích mà quan trọng các em dễ dàng được xét tuyển vào các trường như đã nói ở trên. Cách nâng thế nào, cơ quan điều tra đã làm rõ. Mỗi điểm số được nâng có giá bao nhiêu? Có hay không cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra.

bao gio moi khong con chuyen thi cu
Các em học sinh luôn mong muốn việc học tập phải giảm áp lực và chuyện thi cử luôn công bằng cho mỗi thí sinh (ảnh mang tính minh họa- nguồn VOV)

Mấu chốt cần bàn ở đây, khi bãi bỏ kỳ thi đại học áp dụng kỳ thi chung là THPT quốc gia làm cơ sở cho xét tuyển đại học… lại nảy sinh “lỗ hổng” về quản lý Nhà nước dẫn đến điểm thi bị sửa đổi, gây ra sự bất công bằng đối với các em khác. Thi cử mục đích không chỉ để phát hiện và tạo ra những hiền tài mà quan trọng hơn tạo ra sự công bằng cho mỗi học sinh. Tuy vậy, với sự lên ngôi của công nghệ thông tin và không loại trừ khẳ năng tiêu cực một số nơi đã xuất hiện điểm ảo, buộc dư luận và người dân có quyền đặt câu hỏi bao giờ GDĐT nói chung, việc thi cử nói riêng không phải thay đổi mà vẫn luôn khoa học, ổn định. Đấy là chưa kể việc căn cứ kết quả học tập của các em học sinh trong vòng 3 năm học PTTH cùng với tổng điểm thi THPT để "đồng hóa" chuẩn điểm vào các trường đã gây ra bao tốn kém cho các bậc phụ huynh về cái sự học!

L.Hà

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này