Nên phải biết…

12:06 | 19/07/2018
Thời gian gần đây, mặc dù những câu chuyện biến chứng do làm đẹp tại các cơ sở thiếu uy tín luôn được xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thậm chí không ít các bệnh viện đã lên án về tình trạng này nhưng dường như một số bộ phận người dân phần vì thiếu nhận thức, phần vì “ham rẻ” vẫn bất chất bỏ ngoài tai những khuyến cáo nguy hiểm đó. Bên cạnh đó, tình trạng các cơ sở làm đẹp vượt quá thẩm quyền cấp phép của Sở y tế vẫn đang tiếp diễn.
tin nhap 20180719112531 Biến chứng làm đẹp từ filler: Coi chừng tiền mất tật mang
tin nhap 20180719112531 Thói quen tưởng tốt mà lại vô cùng có hại cho làn da của bạn

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Trung (Trưởng phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân - Sở Y tế Hà Nội) cho biết: Hiện nay Hà Nội có khoảng trên, dưới 70 cơ sở đã được cấp phép chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, trong đó có cả bệnh viện. Sở Y tế chỉ cấp phép và hậu kiểm những cơ sở mà Sở đã cấp phép đồng thời lực lượng thanh tra còn mỏng trong khi số lượng cơ sở làm đẹp ngày càng nhiều. Hầu như quận (huyện) nào cũng có những cơ sở hoạt động khi chưa được cấp giấy phép vì nhiều lý do như nhấn mí được thực hiện tại các cơ sở cắt tóc gội đầu,…

Do đó, theo đại diện Sở y tế, trước khi có nhu cầu làm đẹp, người dân cần nhận biết, phân biệt rõ giữa cơ sở dịch vụ thẩm mỹ với phòng khám, bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ để tránh “tiền mất, tật mang”.

“Để nhận biết phòng khám đã được cấp phép hay chưa thì ngay từ phía ngoài phải có biển hiệu tên phòng khám, giờ làm việc, tên bác sĩ phụ trách chuyên môn, có địa chỉ và số giấy phép mà Sở Y tế đã cấp được dán trên biển hiệu. Khi vào vị trí tiếp đón của phòng khám sẽ thấy cơ sở niêm yết giấy phép hoạt động, danh sách, ảnh hoặc chứng chỉ của người hành nghề, tại vị trí đón tiếp ngoài ra phải niêm yết giá dịch vụ,… Còn ngược lại những cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không có các số hiệu như trên”, ông Trung nhấn mạnh.

H.N

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này