Còn 8-10 cơn bão ảnh hưởng tới nước ta, càng cuối mùa bão càng mạnh

18:07 | 09/07/2018
Đó là nhận định của TS Hoàng Đức Cường – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia tại hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2018 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức chiều nay tại Hà Nội (9.7).
con 8 10 con bao anh huong toi nuoc ta cang cuoi mua bao cang manh Tháng 7 sẽ có 1 - 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và 2 - 3 đợt nắng nóng
con 8 10 con bao anh huong toi nuoc ta cang cuoi mua bao cang manh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn nắng nóng diện rộng, có nơi trên 37 độ C

TS Hoàng Đức Cường – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia nhận định, từ nay đến hết năm 2018 dự báo sẽ có khoảng 8-10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên khu vực biển Đông và khoảng từ 4-5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, hoạt động của bão chiếm tần suất cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) ở phần phía Bắc biển Đông.

con 8 10 con bao anh huong toi nuoc ta cang cuoi mua bao cang manh
Từ nay đến hết năm 2018 dự báo sẽ có khoảng 8-10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực biển Đông ảnh hưởng tới nước ta. Ảnh: IT

Những tháng cuối năm 2018 nhiều khả năng hoạt động của bão và ATNĐ trên vùng biển phía nam biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khu vực phía nam nước ta không nhiều như năm 2016 và 2017.

Từ nay đến cuối năm 2018, ngoài bão và ATNĐ gây mưa lớn, gió mạnh khi ảnh hưởng đến đất liền, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm sẽ còn nhiều khả năng xảy ra trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt các hiện tượng dông lốc, mưa đá, mưa lớn cục bộ, lũ quét và sạt lở đất ở các khu vực xung yếu ở các tỉnh vùng núi phía bắc, các khu vực có địa hình dốc và thảm thực vật yếu.

“Bão đầu mùa sẽ hoạt động yếu hơn, càng về cuối mùa các cơn bão sẽ có cường độ mạnh hơn nhiều. Bão ở Nam biển Đông sẽ không nhiều và không mạnh mẽ như năm 2016” – TS Hoàng Đức Cường cho biết.

Cũng theo TS Hoàng Đức Cường, trong tuần qua và 2 tuần tới có liên tiếp 3 cơn bão đi qua, hoạt động ngoài biển Đông, một cơn bão đã tan, một cơn bão đang hoạt động, còn một cơn bão đang hình thành và sẽ đi chuyển theo phía Bắc và khó có khả năng ảnh hưởng đến nước ta.

Còn ở trên biển Đông có nhiều khả năng cuối tuần này hoặc chậm nhất là sang tuần sau sẽ hình thành áp thấp nhiệt đới, các thông tin về hướng di chuyển, cấp độ của áp thấp nhiệt đới này sẽ được chúng tôi đưa ra vào cuối tuần này.

Về tình hình mưa lũ từ này đến cuối năm, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia nhận định, đỉnh lũ lớn nhất năm ở các sông thượng lưu hệ thống sông Hồng có khả năng ở mức báo động (BĐ) 2- BĐ3, phổ biến thấp hơn năm 2017; trên sông Thái Bình ở mức BĐ1- BĐ2, phổ biến cao hơn năm 2017.

Trên các sông suối nhỏ, đỉnh lũ có khả năng vượt mức BĐ3. Mực nước đỉnh lũ năm hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội thấp hơn BĐ1; hạ lưu sông Thái Bình ở mức BĐ1. Nguồn nước so với TBNN trong mùa lũ năm 2018 tại các khu vực có xu thế biến động mạnh, nhỏ hơn TBNN trong các tháng 6-8, xấp xỉ dưới TBNN trong tháng 9-10.

Mùa lũ trên sông Mê Công khả năng đến sớm hơn so với TBNN; đến cuối tháng 7, mực nước ở đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu, Châu Đốc dao động ở mức 2,5-2,7m, nguy cơ xảy ra ngập lụt một số vùng ven sông, ngoài đê bao các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An.

Đỉnh lũ năm 2018, ởđầu nguồn sông Cửu Long ở mức BĐ2 và trên BĐ2, tương đương đỉnh lũ TBNN. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ năm vào khoảng nửa đầu tháng 10.2018.

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia những tháng cuối năm 2018, các vùng biển phía Bắc cần lưu ý đề phòng sóng lớn do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Tại các tỉnh, thành phố ven biển miền Đông Nam Bộ, trong tháng 12.2018 cần lưu ý đề phòng ngập lụt trong khu vực đô thị do ảnh hưởng của triều cường kết hợp với nước dâng do gió mùa Đông Bắc.

Theo Đình Thắng/ danviet.vn

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này