Hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy: Công an TP Hà Nội - Quyết liệt đấu tranh với tội phạm ma túy

Bài cuối: Vận động toàn dân tham gia phòng chống tội phạm

16:04 | 29/06/2018
Trước diễn biến phức tạp của tội phạm ma túy trong suốt thời gian qua, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về Ma túy – Công an TP Hà Nội (Phòng PC47), đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng chống ma túy và phát động tố giác tội phạm. Đồng thời vận động toàn dân tham gia phòng chống tội phạm về ma túy.
tin nhap 20180629144441 Bài 1: Diễn biến vẫn phức tạp

Trong 6 tháng đầu năm 2018, Phòng PC47 đã chủ động phối hợp với ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội tăng cường các hoạt động tuyên truyền phòng chống ma túy trên địa bàn, đặc biệt tại các địa bàn điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về hiểm họa, tác hại của tệ nạn ma túy để người dân tự phòng ngừa.

Đồng thời động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham phòng chống tội phạm, góp phần ngăn chặn, kìm chế, tiến tới làm giảm tội phạm ma túy và giảm người nghiện ma túy trên địa bàn. Bên cạnh đó, phối hợp, chỉ đạo công an các quận, huyện, thị xã và công an cơ sở tổ chức các đợt phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm, vận động nhân dân tham gia phát hiện cung cấp thông tin, tố giác tội phạm.

tin nhap 20180629144441
Tranh minh họa

Phối hợp với các đơn vị chức năng tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật trong các trại tạm giam, cơ sở giáo dục, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Công an TP Hà Nội. Tuyên truyền pháp luật phòng chống ma túy cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông; đối tượng là chủ, quản lý, nhân viên các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện và nhạy cảm về an ninh trật tự trên địa bàn Hà Nội...

Dự báo, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn Thủ đô tiếp tục diễn biến phức tạp. Các tuyến, địa bàn trọng điểm cần tập trung đấu tranh là tuyến Tây Bắc, Bắc Đông Bắc, Bắc miền Trung, phía Nam, tuyến hàng không quốc tế và nội địa, tuyến đường sắt... hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép ma túy số lượng lớn, đặc biệt là các loại ma túy tổng hợp (MTTH) có chiều hướng gia tăng.

Theo Phòng PC47, phương thức thủ đoạn của tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn; tội phạm ma túy có xu hướng cấu kết với tội phạm hình sự và các loại tội phạm khác hình thành đường dây mua bán, vận chuyển ma túy liên tỉnh, xuyên quốc gia và có yếu tố nước ngoài. Chúng lợi dụng triệt để sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin và tự trang bị các loại vũ khí nóng, phương tiện hiện đại để hoạt động phạm tội và sẵn sàng chống trả khi bị phát hiện, bắt giữ.

Bên cạnh đó, tình trạng mua bán lẻ và tổ chức sử dụng MTTH tại các quán bar, vũ trường, khách sạn, nhà nghỉ, nhà riêng... trong nội thành tiếp tục gia tăng và có xu hướng lan sang vùng ngoại thành, các khu công nghiệp. Tình trạng sản xuất, điều chế MTTH, trồng cây chứa chất ma túy trên địa bàn vẫn còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, công tác quản lý và đưa người nghiện đị chữa bệnh bắt buộc còn nhiều khó khăn.

Để thực hiện có hiệu quả những mục tiêu, nhiệm vụ công tác đấu tranh phòng chống ma túy đã đề ra trong năm 2018, ngoài việc thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch liên quan đến đấu tranh phòng chống ma túy của Chính phủ, Bộ Công an, UBND TP Hà Nội và Công an TP Hà Nội, theo Thượng tá Nguyễn Trần Giang, Phó trưởng Phòng PC47, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy cần tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới”, Chỉ thị số 21-CT/TW của bộ Chính trị và Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 18/4/2008 của Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới”...

Tham mưu với Ban chỉ đạo các cấp chỉ đạo ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội tăng cường các hoạt động tuyên truyền phòng chống ma túy trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về hiểm họa, tác hại của tệ nạn ma túy để người dân tự phòng ngừa, phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng chống tội phạm, góp phần ngăn chặn, kìm chế, tiến tới làm giảm tội phạm ma túy và giảm người nghiện ma túy trên địa bàn.

Phòng PC47 cũng sẽ tăng cường công tác phối hợp trong quản lý hành chính Nhà nước về an ninh trật tự đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện và nhạy cảm về an ninh trật tự; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng 141, 142 trong tổ chức tuần tra kiểm soát trên các tuyến giao thông, địa bàn công cộng nhằm phát hiện, bắt giữ, xử lý đối tượng phạm tội về ma túy. Duy trì ổn định các địa bàn đã được giải quyết không để tái phức tạp, kiên quyết không để phát sinh tụ điểm, điểm phức tạp mới.

Phối hợp linh hoạt các hoạt động điều tra trinh sát với các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ, quản lý hành chính, tuần tra kiểm soát công khai; phối hợp với lực lượng bưu điện, hải quan, an ninh hàng không, cảnh sát biển đặc biệt là công an các tỉnh trọng điểm về ma túy để trao đổi thông tin, hỗ trợ lực lượng, phương tiện đấu tranh, bắt giữ, xử lý tội phạm về ma túy. Thực hiện có hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm về ma túy với các nước trên thế giới đặc biệt là các nước có đường biên giới với Việt Nam như: Lào, Campuchia, Trung Quốc.

76% người nghiện ma túy dưới 35 tuổi Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính đến tháng 11/2017, nước ta có 222.582 người nghiện có hồ sơ quản lý, trong đó gần 50% có sử dụng chất kích thích dạng Amphetamine (ATS) và chất hướng thần. Đặc biệt, tại một số địa phương từ 2016 tỷ lệ sử dụng ATS và chất hướng thần mới phát hiện rất cao (Đồng Nai 87%, Đà Nẵng 85%, Trà Vinh 90,7%).

Ngoài ma túy truyền thống, ATS thì các loại ma túy khác như cần sa, “cỏ Mỹ”,... xuất hiện ngày càng nhiều. Giai đoạn 1994 -2014, số người nghiện có hồ sơ quản lý tăng hơn 3 lần, trung bình tăng hơn 6.400 người/năm, giai đoạn 2015 -2017 trung bình tăng hơn 9000 người/ năm. Tỷ lệ người nghiện ma túy bình quân cả nước năm 1995 là 0,086% thì đến năm 2017 kết quả điều tra của Tổng cục thống kê tại 6 tỉnh, thành phố cho thấy: tỷ lệ người nghiện khoảng 0,38% dân số trong độ tuổi điều tra, trong đó tỷ lệ có hồ sơ quản lý khoảng 0,23% dân số trong độ tuổi điều ; số người nghiện chưa có hồ sơ quản lý bằng khoảng 65% số có hồ sơ quản lý. Người nghiện ở tất cả các địa phương có ở mọi thành phần, mọi lứa tuổi song chủ yếu ở lớp trẻ: 0,1% dưới 16 tuổi, 76% dưới 35 tuổi.

Khoảng 1600 người tử vong do sốc quá liều hàng năm; khoảng 50% người nghiện có các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tệ nạn nghiện ma túy phát triển theo các luồng di cư lao động đặc biệt là di cư lao động tự do đến các đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ và từ đó dịch chuyển trở lại nông thôn. Trong khi tỷ lệ người nghiện ở các tỉnh miền núi phía Bắc so với cả nước có xu hướng giảm rõ rệt (từ khoảng 60% cuối năm 1994, nay duy trì ở mức dưới 30%) thì tỷ lệ này ở đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ ngày càng tăng (từ 13,6% năm 1994 tăng lên trên 30% năm 2016).

Hiện nay, gần 2/3 thanh niên nghiện ma túy không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định, đây là bài toán nan giải trong việc giải quyết tình trạng nghiện và giải quyết việc làm cho thanh niên trong bối cảnh dư thừa lao động hiện nay. Nghiện ma túy là tác nhân chủ yếu làm thanh niên vi phạm pháp luật. Tỷ lệ vi phạm pháp luật trong thanh niên nghiện ma túy khoảng 50% và gấp hơn 100 lần so với nhóm thanh niên không nghiện. Tỷ lệ phạm nhân phạm tội về ma túy trong các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ là hơn 41%, tỷ lệ phạm nhân có tiền sử nghiện ma túy là hơn 28%.

Thu Trang

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này