Nhức nhối tội phạm ma túy tuyến biên giới Việt-Lào

13:29 | 16/05/2018
Tuyến biên giới Việt - Lào được là địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma tuý trên cả nước, đặc biệt là hoạt động vận chuyển ma tuý có vũ trang.  
tin nhap 20180516103901 Tội phạm ma túy trên tuyến biên giới vẫn phức tạp
tin nhap 20180516103901 Lào Cai triệt phá đường dây ma túy lớn, thu giữ 329 bánh heroin
tin nhap 20180516103901 Bắt đối tượng vận chuyển 10 kg ma túy đá

Chỉ tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2018, lực lượng phòng, chống ma tuý và tội phạm thuộc Bộ đội Biên phòng (BĐBP) các tỉnh trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào đã đấu tranh triệt xoá 51 đường dây tội phạm ma tuý, bắt 91 đối tượng (chủ yếu các đối tượng bị bắt giữ đều mang quốc tịch Lào), thu 74,57 kg heroin, 630.120 viên MTTH, 84,660kg ma tuý dạng đá, 749 gr ketamin, 9,7 kg thuốc phiện, 28 kg cần sa, 9 súng quân dụng, 52 viên đạn và nhiều tài sản, tài liệu khác.

tin nhap 20180516103901
Đối tượng Thong Sỉ Giàng (quốc tịch Lào) và tang vật gần 53 kg ma túy các loại

Theo đánh giá của Cục Phòng, chống ma tuý và tội phạm (BĐBP), thời gian gần đây, ma túy từ vùng Tam giác vàng được đưa về tập kết ở Lào, từ đó vận chuyển đến các nước thứ ba, trong đó, một lượng lớn được đưa vào Việt Nam tiêu thụ. Tuyến biên giới Việt - Lào là một trong những tuyến chính được các đối tượng buôn bán, vận chuyển chất ma túy lựa chọn, với nhiều thủ đoạn hoạt động tinh vi.

Khu vực biên giới các tỉnh Tây Bắc, nổi lên địa bàn biên giới thuộc huyện Mộc Châu, Vân Hồ, tỉnh Sơn La (Việt Nam) và huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn (Lào). Đây được xác định là địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma tuý trên cả nước, đặc biệt là hoạt động vận chuyển ma tuý có vũ trang qua biên giới.

Cũng theo Cục Phòng, chống ma tuý và tội phạm, trong năm vừa qua, các tổ chức, đường dây mua bán, vận chuyển heroin, MTTH và cần sa ở các tỉnh Bắc Lào hoạt động mạnh (nhất là mua bán vận chuyển MTTH tăng gấp 7 lần, cần sa tăng gấp 2 lần so với năm 2015-2016), các đối tượng tổ chức vận chuyển, tập kết ma túy ở khu vực biên giới đối diện (tập trung tại Phong Xa Lì, Luông Pha Băng, Hủa Phăn, Bô Ly Khăm Xay, Khăm Muộn, Sa Van Na Khệt) sau đó tăng cường móc nối vận chuyển qua biên giới vào Việt Nam, riêng horoin và cần sa một phần nhỏ tiêu thụ trong nước và phần lớn đi nước thứ 3 (sang Trung Quốc chiếm 80%), một phần được vận chuyển về Campuchia. Nguyên nhân là do tại Thái Lan, các lực lượng chức năng tăng cường trấn áp tội phạm ma tuý, nên các đối tượng tập trung vận chuyển vào Lào để đi nước thứ 3.

H.P

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này