Ngành tài chính chủ động trước thách thức cách mạng công nghiệp 4.0

16:09 | 12/05/2018
Nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành tài chính trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vừa qua, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính - Bộ Tài chính đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Tăng cường năng lực của ngành Tài chính trong tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0".
nganh tai chinh chu dong truoc thach thuc cach mang cong nghiep 40 Cách mạng Công nghiệp 4.0: Cơ hội lớn - Thách thức không nhỏ
nganh tai chinh chu dong truoc thach thuc cach mang cong nghiep 40 Doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đầu tư số hóa sản xuất
nganh tai chinh chu dong truoc thach thuc cach mang cong nghiep 40 Kinh tế chia sẻ: Mô hình kinh doanh “bùng nổ” trong kỷ nguyên 4.0

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Viết Lợi - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) tác động đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam. Đối với ngành Tài chính, CMCN 4.0 có thể tác động đến lĩnh vực tài chính, ngân sách thông qua sự phát triển giao dịch trực tuyến thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis)…

nganh tai chinh chu dong truoc thach thuc cach mang cong nghiep 40
Ngành tài chính chủ động trước thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Bên cạnh đó, CMCN 4.0 cũng có thể gây ra một số thách thức trong xây dựng hệ thống thể chế chính sách tài chính – Ngân sách nhà nước phù hợp với bối cảnh và tình hình mới theo hướng công khai, minh bạch góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư. Vì thế, hệ thống chính sách thuế và thu NSNN phải được điều chỉnh đảm bảo vừa thực hiện tốt các cam kết hội nhập về thuế XNK theo xu hướng hiện nay, vừa bao quát các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong bối cảnh áp dụng công nghệ số, vừa phải đảm bảo góp phần huy động có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế.

"Để tăng cường năng lực trong tiếp cận CMCN 4.0, ngành Tài chính cần giải quyết những vấn đề trọng tâm như: Quản lý nhân lực và tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước; vấn đề ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước; vấn đề an ninh, bảo mật thông tin; vấn đề kiểm soát giao dịch và các hoạt động trong các lĩnh vực thuế, kho bạc, hải quan, chứng khoán, bảo hiểm...", ông Nguyễn Viết Lợi nhấn mạnh.

Đứng dưới góc độ của nhà quản lý trong lĩnh vực CNTT, ông Nguyễn Việt Hùng - Phó Cục trưởng Cục Tổng hợp và Thống kê Tài chính cũng cho rằng, trong tiếp cận CMCN 4.0, ngành Tài chính đứng trước nhiệm vụ phải triển khai đồng bộ các giải pháp về nhận thức, về chính sách và về nguồn nhân lực để tích hợp chia sẻ thông tin tài chính công một cách hiệu quả, từ đó nâng cao trách nhiệm giải trình, phản biện chính sách từ phía người dân và cộng đồng doanh nghiệp, qua đó góp phần giúp cho ngành Tài chính điều chỉnh chính sách kịp thời, phù hợp trong tình hình hiện nay.

Tuấn Minh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này