Ngày non sông thống nhất, rạng rỡ niềm tin

10:57 | 30/04/2018
43 năm trước khi đoàn quân chiến thắng kéo về giải phóng Sài Gòn, đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 chiếc xe tăng của quân Giải phóng húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập, cũng là lúc Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa -Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh. Kể từ giờ phút lịch sử này, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối, nước nhà được thống nhất!
ngay non song thong nhat rang ro niem tin Quận Ba Đình đặt các bồn cây trên phố Kim Mã chào mừng kỷ niệm 30/4 và 1/5
ngay non song thong nhat rang ro niem tin TPHCM: Bắn pháo hoa kết hợp chiếu sáng nghệ thuật vào dịp 30/4
ngay non song thong nhat rang ro niem tin Tăng cường trên 700 xe khách dịp nghỉ lễ 30.4
ngay non song thong nhat rang ro niem tin
Người dân Sài Gòn nô nức chào đón đoàn quân giải phóng trưa 30/4/1975 (ảnh tư liệu)

43 năm qua cũng với những biến thiên của lịch sử, thời đại dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta tiếp tục làm nên nhiều chiến tích; đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế. Từ một đất nước bị bao vây cấm vận, đến nay Việt Nam đã hội nhập sâu rộng và đẩy đủ với thế giới; tham gia hầu hết vào “sân chơi” thương mại toàn cầu. Từ một quốc gia nghèo đói, đến nay Việt Nam là quốc gia thiên về xuất khẩu với các sản phẩm chủ lực là hàng nông sản. Từ một quốc gia có thu nhập thấp đến nay Việt Nam đã vươn lên thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, với GDP đầu người đạt trên 2.200 USD/năm.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên phải nghiêm khắc nhìn nhận những mặt còn tồn tại để từ đó vượt qua đưa đất nước phát nhanh hơn, bền vững hơn. 43 năm không phải là quá dài, song cũng không quá ngắn, nếu so với chu kỳ tồn tại của con người, 43 năm đã đi được một nửa chặng đường. Nhìn sang các quốc gia có xuất phát điểm tương đối giống chúng ta như Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản... ở những thập niên 60 của thế kỷ trước họ vẫn là quốc gia nghèo. Song chỉ mất khoảng 20 năm họ đã vươn thành những con rồng, con hổ của thế giới. Singapore không chỉ là trung tâm tài chính khu vực mà còn biết đến như hải cảng trung chuyển và nơi khai thác giá trị gia tăng của thế giới; Nhật Bản, Hàn Quốc là những quốc gia đi đầu trong phát triển công nghiệp nặng, công nghệ thông tin, công nghệ với hàm lượng chất xám xao.

Còn ta 43 năm qua, phát triển kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thô (khoáng sản), xuất khẩu các mặt hàng nông sản thô (chỉ qua sơ chế) nên giá trị gia tăng không cao. Dẫu trên địa bàn 63 tỉnh/thành phố xuất hiện rất nhiều các khu công nghiệp, nhưng đây là những khu công nghiệp lập ra để cho các đối tác nước ngoài thuê đất, bù lại chúng ta giải quyết được bài toán lao động, còn nền tảng cho phát triển công nghiệp, công nghệ cao của chính chúng ta thì chưa nhiều. Tình trạng phát triển công nghiệp ồ ạt, khai thác tài nguyên quá đà đã dẫn đến hệ lụy ô nhiễm môi trường gắn với bão lũ, thiên tai xuất hiện với tần suất ngày một nhiều...

ngay non song thong nhat rang ro niem tin
Thế hệ cha ông đã làm nên những chiến công hiển hách trong bảo vệ, xây dựng Tổ quốc, thế hế trẻ ngày nay phải tiếp tục phát huy truyền thống này để xây dựng đất nước mạnh giàu, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.

Mỗi một con người sinh ra trên mặt đất đều có môt quê hương, Tổ quốc để tự hào. Trải qua hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước dù bất kỳ hoàn cảnh nào dân tộc ta cũng luôn thể hiện khát vọng “Không có gì quý hơn độc lập tự do”! Bởi vậy, nhìn lại chiều dài lịch sử đất nước, từ Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn... cha ông ta biết bao đời đã không tiếc máu xương quyết đứng lên đánh đuổi quân thù, bảo vệ non sông, bờ cõi cũng chỉ vì hai tiếng “độc lập” thân yêu. Lịch sử thế giới đã phải nhắc và kính trọng nhân dân Việt Nam rất nhiều trong quá khứ, đơn giản trên thế giới chỉ có duy nhất Việt Nam đánh bại được quân Nguyên Mông, rồi đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Tự hào quá khứ oai hùng của Tổ tiên và các bậc tiên liệt là thế, song dường như hiện tại trong dòng chảy bất tận của toàn cầu hóa, trong giới trẻ, thế hệ tương lai của đất nước đang có chút gì đó bằng lòng với những gì mà cơ chế thị trường mang lại. Bằng chứng, những ai đã từng đến Nhật Bản, Hàn Quốc đều chứng kiến cảnh rất hiếm khi người dân nước này “xài” đồ ngoại (đành rằng xét góc độ toàn cầu hóa, đây cũng thuộc tính văn hóa bảo hộ). Song ở ta, hễ có sản phẩm gì mới nhất của thế giới, chúng ta đều “xài” hết. Ở Nhật, ở Hàn, Israen, Đức... khi bạn trẻ cầm trên tay một chiếc điện thoại thông minh nhưng không phải do nước mình sản xuất, các bạn trẻ nước đó bao giờ cũng đặt câu hỏi: Tại sao nước mình không phát minh và sản xuất được? Còn ta, đa số bạn trẻ cầm trên tay chiếc điện thoại ví như Ipone không chỉ vì lý do tiện ích mà còn vì lý do sành điệu. Chẳng thế, ở nhà trường, giảng đường đại học các quốc gia này, họ chẳng dạy những điều to tát, lớn lao, thầy giáo, giảng viên chỉ so sánh những điều như trên, dòng máu yêu nước, niềm tự tôn dân tộc đã chảy tràn trong huyết quản giới trẻ. Có lẽ đây chính là sự khác biệt mà chúng ta cũng phải thay đổi tư duy về tính tự tôn dân tộc ngay trong các bài giảng ở nhà trường phổ thông và giảng đường đại học. Chỉ có khát vọng và tinh thần tự tôn dân tộc, mới giúp “bộ óc” sáng tạo của người Việt chinh phục đỉnh cao trí tuệ.

ngay non song thong nhat rang ro niem tin
Khi tinh thần dân tộc, lòng tự tôn dân tộc chảy tràn trong huyết quản, thì không có gì là chúng ta không thể vượt qua

Kỷ niệm 43 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2018) soi rọi với dòng chảy hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước của cha ông, càng tự hào trang sử chói lọi về chống ngoại xâm của tổ tiên và các thế hệ đi trước. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tại thời khắc 30/4 lịch sử này, mỗi người con đất Việt nguyện đoàn kết một lòng, phát huy tinh thần dân tộc quật cường- dưới sự lãnh đạo của Đảng quyết tâm xây dựng nước nhà mạnh giàu; bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.

Lê Hà

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này