Dự báo vải thiều được mùa kỷ lục: Lại canh cánh nỗi lo “đầu ra”

14:38 | 22/04/2018
Theo các chủ vườn, diễn biến thời tiết từ cuối năm 2017 đến nay hết sức thuận lợi cho cây vải ra hoa, đậu quả. Chính vì thế, tại 2 “thủ phủ” trồng vải ở Bắc Bộ là Lục Ngạn (Bắc Giang) và Thanh Hà (Hải Dương), năm nay, tỉ lệ nhãn ra hoa và đậu quả lên tới 95%. Dự báo mùa vải thiều năm nay, sản lượng sẽ tăng gấp đôi so với năm 2017. Tại Hải Dương, dự kiến sản lượng vải thiều cao nhất trong vòng 10 năm gần đây.
du bao vai thieu duoc mua ky luc lai canh canh noi lo dau ra Hơn 60 nghìn tấn vải thiều được tiêu thụ
du bao vai thieu duoc mua ky luc lai canh canh noi lo dau ra Biến thách thức thành cơ hội
du bao vai thieu duoc mua ky luc lai canh canh noi lo dau ra
Chiếu xạ vải để XK sang các nước. Ảnh: Kh.V

Tỉ lệ đậu hoa 95% - cao nhất trong vòng 10 năm

Trao đổi với PV Báo Lao Động, TS Nguyễn Văn Dũng - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả (Bộ NNPTNT) - cho biết: Ông vừa có chuyến thị sát tại vườn vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) và trực tiếp thấy tỉ lệ vải thiều ra hoa nhiều và có tỉ lệ đậu quả lên tới 95%. Với tỉ lệ ra hoa này, dự kiến, sản lượng vải thiều năm nay sẽ tăng gấp đôi năm 2017, ít nhất có thể lên tới trên150.000 tấn.

Theo TS Dũng, do năm ngoái không phải nuôi quả, nên cây vải năm nay sẽ tràn trề sinh lực, không chỉ có tỉ lệ đậu quả cao, mà chất lượng quả dự báo sẽ rất tốt. Tại Thanh Hà (Hải Dương), với tỉ lệ đậu quả tới trên 95% như đã nói ở trên, tổng sản lượng vải năm nay dự kiến đạt khoảng50.000 tấn - cao nhất trong vòng 10 năm gần đây. Nếu thời tiết tiếp tục thuận lợi, thì những trà vải đầu tiên sẽ cho thu hoạch từ tháng 5.2018; trà chính vụ sẽ chín rộ vào tháng 6.2018.

Canh cánh nỗi lo “giải cứu” khi lối XK sang Trung Quốc bị “nghẽn”

Mặc dù phấn khởi trước mùa vải năm 2018, nhưng lãnh đạo Bộ NNPTNT, 2 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và người trồng vải đều không khỏi lo lắng khi từ 1.4.2018, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu (XK) hoa quả vào thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu nhập khẩu (NK) thuộc địa bàn tỉnh Quảng Tây, hoa quả Việt Nam phải áp dụng yêu cầu truy xuất nguồn gốc: Tên sản phẩm hoa quả; nguồn gốc xuất xứ; tên hoặc mã số nhà xưởng đóng gói bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh. DN có thể dán thêm nhãn để bổ sung các thông tin kể trên đồng thời có mã vạch, QR code hoặc tem chống hàng giả để có thể kiểm tra bất cứ lúc nào. Trong khi đó, Trung Quốc - thị trường tiêu thụ từ 80-100 nghìn tấn vải thiều/năm cho Việt Nam.

Theo ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục BVTV, hiện Cục BVTV đã có công hàm gửi Cục Kiểm dịch - Kiểm nghiệm XNK của tỉnh Quảng Tây để tìm hiểu thông tin, nắm bắt xem phía bạn yêu cầu các vấn đề cụ thể nào, trên cơ sở đó có hướng giải quyết các vướng mắc giữa 2 bên nhằm đảm bảo không gián đoạn thông thương giữa 2 bên, đặc biệt là không làm ảnh hưởng tới vụ XK vải thiều năm nay.

Theo dự kiến, Cục BVTV sẽ làm việc với cơ quan liên quan của Trung Quốc về vấn đề này trong tháng 4 hoặc đầu tháng 5.2018.

Cũng theo ông Hoàng Trung, để mở rộng thị trường, hiện Cục BVTV đã nộp hồ sơ và đang xúc tiến đàm phán để mở cửa tiếp cho quả vải XK sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Bởi nhiều DN Nhật, Hàn Quốc đã sang Việt Nam khảo sát vùng trồng, và đang rất muốn được NK loại quả này.

Tại cuộc họp tìm giải pháp thu hoạch và tiêu thụ nhãn, vải niên vụ 2018, đại diện các địa phương cho biết: Để tránh tình trạng phải “giải cứu”, ngay những ngày đầu vụ vải năm nay, tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã vào cuộc từ sớm để bàn các giải pháp tiêu thụ. Theo đó, sẽ tổ chức hàng loạt các hoạt động xúc tiến thương mại sớm hơn mọi năm. Ngoài thị trường nội địa sẽ phải đẩy mạnh vào các tỉnh phía Nam, Bắc Giang sẽ cho mời cả DN nhập khẩu nông sản, nhà quản lý tại 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) sang tham dự.

Tuy nhiên, người trồng vải tại 2 tỉnh Hải Dương và Bắc Giang đang thấp thỏm nỗi lo “được mùa rớt giá”, khi cánh cửa XK quả vải sang thị trường Trung Quốc năm nay tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi những hàng rào kỹ thuật mà phía bạn đã đặt ra. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cũng chỉ đạo lãnh đạo các tỉnh trọng điểm trồng nhãn, vải như: Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương, Lạng Sơn, Sơn La...

Để khơi thông thị trường Trung Quốc, Bộ NNPTNT đã cử người sang Quang Tây để tìm hiểu thông tin, cung cấp cho người dân và các tỉnh. “Chúng ta không được chủ quan trong khâu thị trường. Mục tiêu lớn nhất là tạo ra giá trị cao cho người nông dân. Được mùa nhưng không được mất giá” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Theo Khánh Vũ/laodong.vn

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này