Cần phải tính toán cẩn trọng!

15:19 | 15/04/2018
Bộ Tài chính vừa công bố Dự thảo tờ trình gửi Chính phủ về đề nghị xây dựng dự án Luật thuế tài sản.
can phai tinh toan can trong Đánh thuế tài sản với nhà, đất ở: Kiến nghị xem xét sau năm 2020
can phai tinh toan can trong Đánh thuế nhà: "Nhà nước sẽ thất thu một khoản thuế cực lớn"
can phai tinh toan can trong Nhà trên 700 triệu đồng bị đánh thuế tài sản: Mọi người dân đều ảnh hưởng!

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất sẽ đánh thuế tài sản đối với đất ở, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp nhưng sử dụng vào mục đích kinh doanh hoặc để ở. Bên cạnh đó, nhà và công trình trên đất có giá trị trên 700 triệu đồng hoặc 1 tỷ đồng, ôtô có giá trị từ 1,5 tỷ đồng trở lên, tàu bay, du thuyền... cũng sẽ bị đánh thuế.

can phai tinh toan can trong
Với giá hiện hành,mỗi căn hộ chung cư cũ tại các quân nội đô Hà Nội chỉ khoảng 35 m2 giá đang dạo động từ 1,2-1,5 tỷ đồng. Chung cư này đa số người thu nhập thấp và trung bình ở. Nếu theo quy đinh của Bộ Tài chính cũng phải diện đóng thuế tài sản xem ra không ổn.

Bộ Tài chính vừa là cơ quan quản lý nhà nước về tài chính, vừa là cơ quan tham mưu cho Chính phủ về chính sách tài chính thì việc “bắt buộc” phải nghĩ ra cách để thu ngân sách hay tạo sự công bằng trong chính sách thuế đối với mỗi công dân cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, đối với việc tham mưu hoạch định chính sách về đánh thuế tài sản, cụ thể là tài sản sản về nhà, xe là không hề ổn.

Đối với nhà, Bộ này đề nghị sẽ đánh thuế tài sản 0,4%/ năm đối với những ai đang sử hữu nhà mệnh giá trên 700 triệu đồng. 700 triệu đồng xem ra khá lớn, nhưng đối với những thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh giá bất động sản đắt đỏ như hiện tại thì “hiếm” có căn nhà nào trị giá 700 triệu đồng. Ngay ở nhà xã hội, thực chất đến tay người mua giá hiện hành cũng giao động từ 950 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng. Như thế, nếu Bộ Tài chính lấy mốc ai sử dụng nhà giá trị 700 triệu đồng trở lên sẽ bị đánh thuế tài sản, nghĩa là Bộ đã không trừ bất kỳ thành phần nào (từ người thu nhập thấp, đến người thu nhập trung bình khá trở lên) đều về chung một mối chịu thuế hết!

Điều cần nhớ, để có một chốn để an cư là quyền cơ bản của mỗi công dân được quy định bởi pháp luât. Tuy nhiên, để có được căn nhà để ở thực sự, người dân đã phải nộp khá nhiều thuế, phí. Cụ thể, những căn hộ thuộc sở hữu Nhà nước trước đây, khi người dân mua lại của người được Nhà nước phân nhà, phân đất đã mất một lần tiền phí; sau đó mua theo Nghị định 61 của Chính phủ mất thêm một lần tiền thuế để được cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở. Thế rồi, hàng năm vẫn phải chịu thuế nhà đất (hệ số 0,1%). Trong khi, có chỗ để an cư là quyền cơ bản của mỗi công dân. Lẽ ra Nhà nước chỉ nên đánh thuế đối với những người sử dụng từ 2 căn nhà trở lên. Vạy mà chỉ sử dụng 1 căn nhà, hàng năm người ở đã phải đóng sử dụng đất, tới đây lại phải đóng thêm khoản thuế sở hữu tài sản thì không biết ra sao? Người thu nhập thấp, công nhân viên chức về hưu sẽ chịu thế nào?

can phai tinh toan can trong
Tương tự để có được những chiếc xe ô tô lưu thông thế này, người mua đã phải đóng cả chục loại, thuế phí, tới đây nếu 'phải" cõng thêm thuế tài sản không biết nguồn cầu sẽ đi về đâu?

Tương tự, đối với phương tiện là ô tô, để sở hữu một chiếc xe người mua đã phải chịu rất nhiều thuế, phí kể cả trực tiếp và gián tiếp (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế môi trường..), các loại thuế phí trước bạn, làm biển... Tuy nhiên, khi sở hữu xe mệnh giá trên 1,5 tỷ đồng cũng “xét vào” dạng phải nộp thuế tài sản. Trao đổi với PV, một vị giám đốc đang sở hữu dòng xe BMV nói rằng, khi tôi sử dụng chiếc xe mệnh giá khoảng 2,7 tỷ đồng như thế này, chính tôi đã gián tiếp và trực tiếp đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 1 tỷ đồng rồi. Vì thực tế, nếu như ở thị trường Lào, hay Campuchia chiếc xe tôi đang sử dụng giá chỉ khoảng 1,2 tỷ đồng. Nhưng do chính sách thuế, phí nước ta rất cao, nên giá thành đến tay người tiêu dùng cũng bị đẩy lên. Và tất cả giá thành người tiêu dùng đều gánh chịu. Nghĩa là người tiêu dùng đã gián tiếp đóng góp cho Nhà nước số tiền không hề nhỏ. “Biết là đắt vẫn phải dốc hầu bao để mua, nay nghe tin ai sở hữu những chiếc xe ô tô mệnh giá 1,5 tỷ đồng trở lên đều diện nộp thuế tài sản, nói thật nếu dự thảo Luật này được thông qua, tưởng chúng ta thu được tiền nhưng sẽ thất thu rất lớn. Khi đó, chả ai mua xe đắt tiền thì Nhà nước sẽ thất thu nguồn thuế. Nếu tính cộng trừ nhân chia giữa tiền thu thuế tài sản với tiền thu các loại thuế, phí từ dòng xe trung cao cấp, chắc chắn tiền thu từ thuế, phí trong việc nhập khẩu và bán đến tay người tiêu dùng số tiền sẽ lớn hơn tiền thu thuế tài sản- nhà nước sẽ bị thiệt hơn”- vị này nói.

Theo tính toán của đại diện Bộ Tài chính, nếu dự thảo luật được thông qua, dự kiến mỗi năm Nhà nước sẽ thu về khoảng trên 20 nghìn tỷ đồng. 20 nghìn tỷ đồng tưởng lớn, nhưng nếu so với bộ máy của toàn hệ thống chính trị vốn vẫn cồng kềnh như hiện nay cũng như sự tiêu xài lãng phí và cả chục dự án đầu tư đang nằm đắp chiếu thì có thể vẫn chưa thấm vào đâu. Do đó, trong lúc Bộ Tài chính kiến nghị xem xét trình Chính phủ dự thảo Luật này, có lẽ Bộ cần phải tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi của giới chuyên gia, người dân và các ban, bộ tham mưu khác để “xem’ có kế gì hay hơn trong việc xây dựng nguồn thu thay vì tính chuyện sở hữu nhà, xe ô tô cũng bị đánh thuế!

Lê Hà

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này