Làm thế nào để con tránh xa thiết bị điện tử

17:34 | 04/04/2018
Tình trạng trẻ sử dụng các thiết bị điện tử như: tivi, máy tính bảng, điện thoại,... càng ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý trẻ.
lam the nao de con tranh xa thiet bi dien tu Điện thoại thông minh đang biến trẻ thành zombie
lam the nao de con tranh xa thiet bi dien tu Để tránh bị mất tiền oan khi sử dụng điện thoại
lam the nao de con tranh xa thiet bi dien tu Cần dừng ngay thói quen mang điện thoại vào nhà vệ sinh
lam the nao de con tranh xa thiet bi dien tu Khi công nghệ làm “bảo mẫu”
lam the nao de con tranh xa thiet bi dien tu Dùng smartphone khi đi bộ qua đường bị phạt nặng

Ngày nay trẻ em tiếp xúc với tivi cùng điện thoại di động, máy tính bảng từ khi còn rất nhỏ. Các thiết bị có khả năng gây nghiện do vậy khi bị ép buộc chia tay với thiết bị, bọn trẻ dễ cáu bắn, bực bội, la hét, đập phá. Thiết bị trở nên quá quan trọng và cần thiết với đứa trẻ, dẫn đến việc chúng ngày càng phụ thuộc vào máy.

lam the nao de con tranh xa thiet bi dien tu
Nguồn ảnh minh họa: Internet

Làm sao để giúp con không bị phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ, lôi kéo con vào những hoạt động ngoài trời bổ ích thay vì ngồi hàng giờ với chiếc điện thoại trên tay, để làm được bậc cha mẹ cần lưu ý:

1. Không tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử. Kể từ khi con còn nhỏ, cha mẹ tuyệt đối không cho con tiếp xúc với thiết bị. Khi chăm sóc con, cần để thiết bị ở thật xa. Con ít tiếp xúc sẽ ít có những nhu cầu chơi với thiết bị.

2. Khi ở nhà, cha mẹ cũng hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử. Nếu cần làm việc với máy tính, hãy vào phòng riêng và làm việc khi không có con ở bên cạnh.

3. Cấm con tuyệt đối không được động vào máy tính và điện thoại (tài sản riêng) của bố mẹ. Điều này vừa giúp con biết cần tôn trọng và không động chạm vào đồ vật của người khác, vừa làm con tránh xa thiết bị điện tử.

4. Tránh đặt tivi, máy tính và điện thoại trong phòng ngủ của trẻ, cũng như tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.

5. Trò chuyện trực tiếp với trẻ, dành thời gian để chia sẻ và tâm sự cùng con. Hãy lựa chọn những trò chơi phù hợp như xếp hình, vẽ tranh, sưu tầm, các trò chơi khám phá...và chơi cùng con, vừa gắn kết tình cảm gia đình vừa giúp trẻ tránh xa các thiết bị điện tử.

6. Cho con tham gia thể thao. Chọn lựa môn thể thao mà con yêu thích rồi khuyến khích con đi theo. Đứa trẻ có nhiều mối quan tâm sẽ ít bị các thiết bị gây ảnh hưởng.

7. Dạy con các kỹ năng sống cơ bản, tham gia việc nhà, giúp đỡ mọi người trong gia đình. Hoặc cho con chơi với các nhóm bạn, các nhóm hoạt động tập thể.

8. Lập thời gian biểu hoạt động của con thật kĩ càng. Giám sát con thực hiện theo thời gian biểu đó. Cố gắng tránh mọi khoảng thời gian trống, không có việc gì. Bù đắp những khoảng thời gian đó bằng các hoạt động.

9. Giải thích rõ cho con về tác hại của thiết bị và lý do tại sao trẻ em phải tránh xa nó. Điều này vô cùng quan trọng. Nếu bọn trẻ con hiểu được lý do, chúng sẽ có thái độ tự động tránh xa. Đặc biệt khi chúng không được tiếp xúc nhiều với thiết bị và có một lịch trình hoạt động dày đặc, chúng sẽ không hề có nhu cầu tiếp xúc với thiết bị.

10. Chỉ cho con thấy tác hại của thiết bị điện tử, ví dụ như một bạn bị rối loạn tâm thần do nghiện game, những bài viết về tác hại của các thiết bị điện tử đến cuộc sống của con người. Khi con đã hiểu thì trẻ sẽ tự động tránh xa.

Như vậy, để con tránh xa thiết bị điện tử, cha mẹ sẽ phải mất thời gian và vất vả rất nhiều. Con phải có thời gian biểu khoa học và phải hiểu thực sự hiểu rõ mọi thứ. Lúc ấy thì dù xung quanh có ảnh hưởng thế nào, bọn trẻ cũng sẽ hiểu và giảm thiểu thời gian ở gần thiết bị.

Khánh Ly (Tổng hợp)

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này