Làm gì để đảm bảo an toàn cho các làng nghề?

08:43 | 27/03/2018
Hoạt động sản xuất của khu vực làng nghề góp phần không nhỏ trong việc giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu ngân sách cho địa phương. Tuy nhiên, tại các làng nghề cũng phát sinh nhiều yếu tố làm ô nhiễm môi trường, dễ gây cháy nổ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và cộng đồng dân cư.
van de an toan tai cac lang nghe som co giai phap thiet thuc Bài toán vẫn chờ lời giải!
van de an toan tai cac lang nghe som co giai phap thiet thuc Hà Nội: Cháy lớn tại làng nghề Triều Khúc

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn

Nằm cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 10km, làng nghề Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) từ lâu đã nổi tiếng với nghề thu gom phế thải, tái chế nhựa, lông vũ…Sự phát triển nhanh chóng của những nghề này đã tạo điều kiện thuận lợi, góp phần nâng cao thu nhập của người dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì đây cũng chính là nguyên nhân trực tiếp khiến hàng trăm hộ dân ở làng Triều Khúc phải sống chung với cảnh môi trường bị ô nhiễm.

Hệ thống rãnh thoát nước ở làng nghề Triều Khúc dù đã được bê tông hóa song vẫn bốc mùi hôi thối nồng nặc do nước thải sản xuất của các hộ làm nghề trong làng xả thải trực tiếp ra môi trường. Đồng thời đây cũng là khu vực tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ. Khoảng 20 giờ ngày 16/3, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại xưởng thu gom phế liệu nằm trên phố Triều Khúc. Đám cháy xảy ra bất ngờ, lại bùng phát tại vị trí có nhiều vật dụng dễ cháy nên nhanh chóng lan rộng, cột khói đen sì bốc cao đến hàng trăm mét. Chỉ 2 tuần trước đó, cũng tại địa bàn này đã xảy ra vụ cháy tại một xưởng sản xuất đồ da và nhựa.

van de an toan tai cac lang nghe som co giai phap thiet thuc
Hiện trường vụ cháy tối ngày 16/3 tại làng nghề Triều Khúc.

Hay như tại làng nghề sản xuất bánh kẹo La Phù (huyện Hoài Đức), hoạt động mua bán rất nhộn nhịp. Đa số các nhà xưởng, kho bãi ở đây đều được làm bằng khung thép, mái tôn, bao bọc xung quanh. Trong các xưởng sản xuất, kho chứa hàng có rất nhiều đồ dễ cháy như giấy, xốp, bao tải nhựa… Tuy nhiên, phần lớn các nhà xưởng, kho bãi ở đây đều không có hệ thống báo cháy. Đáng nói, các nhà kho, nhà xưởng vẫn được xây dựng theo kiểu chuồng cọp và chỉ có một lối thoát duy nhất. Điều này cho thấy, công tác phòng cháy chữa cháy, ý thức của người dân về phòng cháy chữa cháy chưa cao. Đặc biệt là các nhà xưởng nằm xen kẽ trong các khu dân cư đông đúc nên nguy cơ cháy nổ rất lớn.

Bên cạnh đó, tại khu vực làng nghề, đa số lao động và người sử dụng lao động vẫn còn thờ ơ với vấn đề an toàn lao động; dẫn tới nhiều hệ lụy, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người lao động và chủ cơ sở sản xuất.Trên thực tế, đa số môi trường làm việc của các đơn vị sản xuất trong các làng nghề có nồng độ bụi, tiếng ồn, hóa chất... vượt mức cho phép. Môi trường làm việc bị ô nhiễm làm gia tăng bệnh nghề nghiệp ở các làng nghề. Theo số liệu thống kê cho thấy, hơn 50% số người lao động tại các làng nghề bị nhiễm bệnh liên quan đến hô hấp.

Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là vì tối đa hóa lợi nhuận mà người sử dụng lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định về môi trường làm việc. Hầu hết các cơ sở sản xuất đều không có hệ thống thông gió, hút bụi, xử lý hơi khí độc trong nhà xưởng; máy móc sử dụng phần lớn không bảo đảm an toàn, không có tài liệu kỹ thuật để hướng dẫn vận hành thiết bị; không có hoặc thiếu bộ phận làm công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ); không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; việc tổ chức huấn luyện ATVSLĐ; cho người lao động mang tính sơ sài, hình thức, thậm chí nhiều nơi không tổ chức huấn luyện; không có sổ sách theo dõi, thống kê đầy đủ tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thực hiện không nghiêm túc chế độ khai báo khi xảy ra tai nạn lao động với các cơ quan chức năng… Trong khi đó, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động rất khó thực hiện.

Cần liều thuốc đặc trị

Hà Nội là địa phương có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước với 1.350 làng nghề. Trong đó, có gần 300 làng nghề đã đăng ký và được công nhận. Hoạt động sản xuất của các làng nghề trên địa bàn đang thu hút gần 1 triệu lao động tham gia, trong đó có hơn 700.000 lao động thường xuyên.

Theo ông Nguyễn Ngọc Sinh (Chuyên viên tư vấn luật, Công ty Cổ phần tư vấn DLS Việt Nam), để bảo đảm an toàn cho người lao động trong khu vực này, trong nhiều văn bản pháp lý hiện hành đã có những quy định rất rõ ràng. Những quy định này là rất cần thiết, không chỉ nhằm giảm bớt khó khăn cho người lao động khi rơi vào hoàn cảnh bị bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động mà còn nhằm tăng trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn lao động ở đơn vị mình.

Xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa) từ lâu đã nổi tiếng với nghề sản xuất tăm hương, mỗi ngày thải ra môi trường hàng chục tấn mùn cưa, đầu mẩu. Chất thải cũng không được thu gom, xử lý, bị đổ bừa bãi ra đồng ruộng, ven đường gây cản trở giao thông, tắc nghẽn hệ thống thủy lợi. Ðể giải quyết tình trạng này, UBND huyện Ứng Hòa đã giao cho doanh nghiệp xây dựng lò đốt rác thải làng nghề với công suất 5 tấn/ngày. Ðặc biệt, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội triển khai lò sấy nguyên liệu bằng hơi nước từ phế thải của làng nghề. Nhờ đó, một lượng lớn chất thải được tái sử dụng hiệu quả, góp phần cải thiện môi trường làng nghề.

Được biết, nhằm từng bước khắc phục, cải thiện ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực làng nghề;TP Hà Nội đã phê duyệt và triển khai Đề án Bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, giai đoạn 2017 – 2020, TP Hà Nội sẽ tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách về bảo vệ môi trường làng nghề để triển khai đồng bộ, hiệu quả.

Khảo sát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và xây dựng các cơ chế và chính sách phù hợp để triển khai thành công các dự án cấp bách trong việc đầu tư – xây dựng – vận hành các mô hình thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng, khí thải tại các làng nghề. Xây dựng cơ chế ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư. Triển khai đầu tư xây dựng và vận hành các mô hình thí điểm xử lý ô nhiễm theo công nghệ tiên tiến và phù hợp với các nhóm làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo các loại hình sản xuất khác nhau được đầu tư theo mô hình dự án cấp bách được Thành phố hỗ trợ 100% kinh phí…

Hà Nội là địa phương có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước với 1.350 làng nghề. Trong đó, có gần 300 làng nghề đã đăng ký và được công nhận. Hoạt động sản xuất của các làng nghề trên địa bàn đang thu hút gần 1 triệu lao động tham gia, trong đó có hơn 700.000 lao động thường xuyên.

Theo ông Nguyễn Ngọc Sinh (Chuyên viên tư vấn luật, Công ty cổ phần tư vấn DLS Việt Nam), để bảo đảm an toàn cho người lao động trong khu vực này, trong nhiều văn bản pháp lý hiện hành đã có những quy định rất rõ ràng. Những quy định này là rất cần thiết, không chỉ nhằm giảm bớt khó khăn cho người lao động khi rơi vào hoàn cảnh bị bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động mà còn nhằm tăng trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn lao động ở đơn vị mình.

“Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh không quan tâm đến việc thực hiện các quy định củapháp luật về ATVSLĐ. Theo đó, để các quy định này được đi sâu vào thực tế, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ ít nhất 1 lần/năm ở mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ ở các làng nghề.

Đồng thời, tăng cường công tác giáo dục về pháp luật lao động, pháp luật về ATVSLĐ cho cả người sử dụng lao động và người lao động ở các làng nghề để giúp họ hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động cũng như nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của họ” – ông Sinh nhấn mạnh.

Phạm Thảo

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này