Phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Hai bộ trưởng trả lời những vấn đề nóng

11:39 | 20/03/2018
Tin từ Văn phòng Quốc hội cho hay, ngày 19/3 hai thành viên Chính phủ là Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ (KHCN) Chu Ngọc Anh và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã thực hiện nghĩa vụ trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng.
hai bo truong tra loi nhung van de nong Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Mặt trận
hai bo truong tra loi nhung van de nong Phải tạo lớp người có trình độ chuyên môn giỏi

Nội dung các chất vấn Bộ trưởng Bộ KHCN) tập trung vào nhóm vấn đề: Hiệu quả ứng dụng kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong thực tế đời sống xã hội; công tác kiểm soát nhập khẩu công nghệ trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ; ứng dụng khoa học - công nghệ thúc đẩy tăng năng suất lao động; ứng dụng công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

hai bo truong tra loi nhung van de nong
Toàn cảnh phiên chất vấn. Ảnh QH

Đề cập đến vai trò của khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp trong việc năng suất lao động và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) đề nghị Bộ trưởng cho biết những giải pháp cơ bản để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng của tăng trưởng nền kinh tế đất nước? Bộ trưởng Chu Ngọc Anh trả lời, về năng suất lao động và vai trò của khoa học - công nghệ, chủ trương của Đảng tại các Nghị quyết Trung ương 5, Nghị quyết Trung ương 6, Khóa XII và Nghị quyết của Quốc hội đã thể hiện rất rõ. Tuy nhiên, vấn đề là giải pháp ra sao.

Về nội dung này, Bộ trưởng cho rằng, cần tập trung mọi điều kiện từ nội lực, tức là từ các kết quả nghiên cứu phục vụ cho đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh, vào 4 nhóm đối tượng. Một là nhóm doanh nghiệp dẫn dắt công nghệ, tạo điều kiện để có cơ sở để triển khai nghiên cứu công nghệ.

Hai là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, phải nhanh chóng nhận chuyển giao khoa học công nghệ để ứng dụng. Ba là nhóm doanh nghiệp chưa tiếp nhận chuyển biến kết quả nghiên cứu chuyển giao công nghệ. Bốn là các doanh nghiệp khởi điểm sáng tạo, hiện số lượng này đang tăng nhanh.

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, một số đại biểu thẳng thắn nêu câu hỏi về việc hay không tình trạng lợi ích nhóm, lợi ích ngành trong văn bản của bộ, ngành, địa phương? Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh: Tôi cho rằng, sử dụng thuật ngữ “lợi ích nhóm” e rằng là khái quát hơi mạnh.

Nhưng thực tế, dù quy trình làm luật hiện nay cơ bản đã ổn, thì cơ quan chủ trì soạn thảo bằng cách này hay cách khác, có phần dành thuận lợi hơn cho ngành mình. Những văn bản có biểu hiện cục bộ thường được thể hiện qua việc đưa các quỹ, tổ chức, chế độ, chính sách trong đạo luật không phải chuyên ngành và đề ra một số điều kiện tham gia thị trường.

Qua rà soát các văn bản hiện hành, Bộ Tư pháp nhận thấy, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, Khóa XII đã yêu cầu không quy định tổ chức trong văn bản pháp luật của ngành, và hiện việc xây dựng các chính sách cơ bản bám sát tinh thần Nghị quyết.

Do quy trình, thủ tục trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 tương đối chặt chẽ, với từng tầng, từng nấc, từng công đoạn đánh giá tác động rõ ràng, nên lợi ích nào đó sâu hơn cho ngành sẽ tương đối khó đưa vào văn bản quy phạm pháp luật của ngành.

N. Doăng - H.Phạm

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này