Hà Nội: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh

10:43 | 10/03/2018
Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 585/KH-SGDĐT triển khai thực hiện môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống xâm hại, bạo lực học đường trong ngành Giáo dục và Đào tạo.
tin nhap 20180310083611 Phải công khai các khoản thu vào đầu năm học
tin nhap 20180310083611 Ngày hội Công nghệ thông tin Ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai thứ IV
tin nhap 20180310083611 Sẽ có quy định mới về chuẩn chính tả

Mục đích đặt ra của Kế hoạch là tăng cường các điều kiện về vật chất, tinh thần trong từng cơ sở giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống xâm hại, bạo lực học đường; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa. Người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và được tạo điều kiện để phát huy phẩm chất, năng lực.

Để thực hiện mục đích nói trên, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đặt ra 5 nhiệm vụ, giải pháp bao gồm: đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về giáo dục pháp luật; đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục trong nhà trường; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên, cộng tác viên; tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội; tăng cường cơ sở vật chất và bảo đảm thiết chế tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong trường học.

Trong đó, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội nêu rõ, đối với giáo dục mầm non: cần tích hợp, lồng ghép trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non để hình thành và phát triển ý thức, hành vi, thói quen tốt, phù hợp với độ tuổi trong việc thực hiện nội quy, quy định của trường, lớp mầm non, trong gia đình và cộng đồng.

tin nhap 20180310083611
Hà Nội nỗ lực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Ảnh minh họa. Nguồn Hà Nội mới

Các cơ sở giáo dục mầm non cần đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm lấy trẻ làm trung tâm, quan tâm phát triển năng lực cá nhân đồng thời tổ chức các hoạt động giao lưu tập thể nhằm rèn luyện cho trẻ tính tự lập học tập, có kỹ năng sống, giáo dục lòng nhân ái...

Đối với giáo dục phổ thông, các cơ sở giáo dục cần thực hiện nội dung dạy học các môn đạo đức, giáo dục công dân trong chương trình sách giáo khoa hiện hành trên cơ sở rà soát, tinh giản những nội dung khó, trùng lặp, chưa thực sự cần thiết đối với học sinh theo quy định.

Cùng đó, các đơn vị lựa chọn các nội dung giáo dục có giá trị và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm và sự phát triển của học sinh, của xã hội và thời đại; giáo dục hành vi và chuẩn mực đạo đức; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, kỹ năng và giá trị sống đúng đắn trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đối với các cơ sở giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp cần chú trọng bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, truyền thống, lòng tự hào dân tộc; tăng cường giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật; lối sống nhân ái bao dung, nghĩa tình, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội và đất nước; gắn giáo dục lý luận chính trị với giáo dục kỹ năng, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, năng lực tự học, sáng tạo và tự đổi mới tri thức.

Các cơ sở giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp cũng cần đa dạng hóa và vận dụng các hình thức tổ chức giáo dục cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, tăng cường các hoạt động tập thể. hoạt động nhóm, giao lưu trao đổi kiến thức, lao động, vệ sinh trường, lớp học, hoạt động xã hội; các hoạt động câu lạc bộ văn hóa, thể thao, các phong trào thi đua trong nhà trường phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp.

Phạm Diệp

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này