Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu da giầy 20 tỷ USD năm nay: Có thành hiện thực?

16:53 | 08/03/2018
Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu ngành Da giầy Việt Nam đã đạt được những con số hết sức ấn tượng khi cán mốc gần 18 tỷ USD. Với những thành công trên, các chuyên gia kinh tế tin rằng, năm 2018 sẽ là một năm bùng nổ của ngành Da giày và ước kim ngạch sẽ đạt con số kỷ lục mới là 20 tỷ USD. Kỳ vọng là vậy, tuy nhiên trước những khó khăn, thách thức trước hiện hữu liệu ngành Da Giày có đạt như kỳ vọng?.
phan dau dat kim ngach xuat khau da giay 20 ty usd nam nay co thanh hien thuc Infographic: Việt Nam là cường quốc thứ mấy trên thế giới về xuất khẩu da giày?
phan dau dat kim ngach xuat khau da giay 20 ty usd nam nay co thanh hien thuc Xua tan lo ngại về giảm sút trong xuất khẩu giày dép

Hội nhập thế giới, cơ hội cho doanh nghiệp Việt?

Theo số liệu tổng kết của Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (lefaso), tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017 của toàn ngành đạt 17,93 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2016. Trong đó, 50% kim ngạch xuất khẩu, 45 - 50% sản phẩm đã được nội địa hóa. Qua đó, nâng mức thu nhập của người lao động tăng lên từ 25 - 30% tổng kim ngạch xuất khẩu.

phan dau dat kim ngach xuat khau da giay 20 ty usd nam nay co thanh hien thuc
Cần khống chế mức “trần ưu đãi” đối với DN FDI tại các địa phương để tạo sự công bằng giữa các DN.

Về thị trường xuất khẩu, Mỹ vẫn là đối tác lớn nhất của Việt Nam khi kim ngạch xuất khẩu vào đất nước này chiếm đến 34%, tiếp đến là Liên minh châu Âu (EU) khi chiếm đến 11% giá trị xuất khẩu. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, ngoài việc kim ngạch xuất khẩu đạt con số ấn tượng, điều khiến ngành Da giày Việt Nam có thể tự hào chính là số lượng doanh nghiệp (DN) làm hàng có tỷ trọng chất xám cao ngày càng gia tăng, khi có giá bình quân cao hơn nhiều hàng đại trà, chính điều này thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng.

Với những thuận lợii trên có thể nói, ngành công nghiệp Da giày Việt Nam đang có nhiều lợi thế cạnh tranh và tiềm năng lớn để xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay nhiều DN Việt vẫn chưa tận dụng được thời cơ, vì sao?. Về vấn đề này, bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký lefaso cũng cho biết, bên cạnh những thuận lợi thì trong giai đoạn tới, ngành Da giày và túi xách vẫn phải đối diện với 4 thách thức lớn, đó là: Phí nhân công cao, xu thế áp dụng tự động hóa, chính sách bảo hộ đang có xu hướng quay lại và sự cạnh tranh thị trường ngày càng mạnh.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất nhằm tăng năng suất lao động (NSLĐ) giúp ổn định nhân công, nhưng việc tự động hóa cũng là thách thức lớn cho các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bởi qua khảo sát, hiện nay có đến 75% doanh nghiệp trong ngành rất khó khăn trong việc đầu tư, ứng dụng tự động hoá. Trong khi đó chỉ có 25% các DN bắt đầu áp dụng nhưng ở quy mô nhỏ và dưới 5% DN có kế hoạch xây dựng.

Cùng chung quan điểm với bà Xuân, Chủ tịch lefaso Nguyễn Đức Thuấn cho rằng, hiện nay nhu cầu thị trường của ngành công nghiệp thời trang thế giới vào khoảng 400 tỷ USD, trong đó, ngành Da giày đang giao dịch vào khoảng 150 tỷ USD. Như vậy, dư địa để phát triển cho ngành da giày Việt Nam còn rất lớn. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp Da giày thế giới được dự đoán, vào khoảng năm 2020 - 2025 ngành sẽ tăng trưởng 25%/năm.

Ông Thuấn cũng khẳng định, thế giới đang rất sôi động với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, do đó DN Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc, cần phải thay đổi về tầm nhìn, phương thức quản lý và quá trình đầu tư. Việc đầu tư này đòi hỏi nhiều vốn nhưng cần thiết vì giúp thay thế được một phần lao động.

Ví dụ như một chiếc máy cắt đã có thể thay thế cho 4 lao động, nâng cao chất lượng và kiểm soát tốt độ đồng đều của sản phẩm…nếu không thay đổi, DN trong tương lai, DN Việt khó có thể cạnh tranh được với các DN khác trên thế giới, bởi mức độ áp dụng KHCN của họ ngày một được chú trọng nâng cao.

Còn nhiều thách thức…

Kim ngạch xuất khẩu của ngành Da giày Việt Nam trong năm qua, đạt con số ấn tượng là một trong những động lực thúc đẩy mạnh mẽ các DN phát triển. Tuy nhiên, như nhận định của các nhà chuyên môn, khó khăn trước mắt ngành Da giày phải đối mặt trong năm 2018 là rất lớn, đặc biệt là vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh với các DN trên thế giới, khi các DN này bắt đầu tính NSLĐ theo giờ.

Được biết, hiện nay trên thế giới, NSLĐ của nhiều doanh nghiệp đạt 1,2 đôi/giờ, trong khi Việt Nam mới chỉ đạt 0,7 đôi/giờ. Đây là vấn đề lớn không chỉ của ngành da giày mà còn là vấn đề của nền kinh tế Việt Nam.

Tính đến thời điểm này, NSLĐ của ngành cũng đạt tương đối cao, mỗi lao động đạt từ 25.000 - 27.000 USD/người/năm đối với những doanh nghiệp lớn; các doanh nghiệp trung bình khoảng 18.000 USD/người/năm, doanh nghiệp vừa và nhỏ khoảng 12.000 USD/người/năm. Đây là một con số khá cao so với thu nhập trung bình của Việt Nam, đặc biệt, khi KHCN được áp dụng mạnh mẽ, chắc chắn NSLĐ sẽ còn tăng lên, khi đó thu nhập bình quân của người lao động cũng sẽ tăng cao hơn nữa.

Trước vấn đề trên, Chủ tịch lefaso cho rằng, Việt Nam cần phải có biện pháp cụ thể để tăng NSLĐ. “Cần có một hội động chuyên môn thống kê về NSLĐ của từng ngành và cả quốc tế để biết chúng ta đang ở đâu để có biện pháp nâng cao năng lực phát triển và cạnh tranh. Chúng ta phải tìm cách đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào để làm sao NSLĐ của Việt Nam đạt tối thiểu 90% NSLĐ của thế giới.

Chúng ta phải cụ thể hóa đến từng khâu mới có thể thay đổi được vấn đề NSLĐ. Theo tôi biết, các thành viên của Hiệp hội da giày túi xách Việt Nam đều lo sợ trước việc NSLĐ của ngành trên thế giới đang tăng cao. Chỉ bằng cách thay đổi quản trị, hướng đi, ứng dụng khoa học công nghệ chúng ta mới có thể tận dụng được miếng bánh béo bở của ngành thời trang thế giới”, ông Nguyễn Đăng Thuấn, Chủ tịch lefaso khẳng định.

Bên cạnh đó, nhằm hạn chế những khó khăn trước mắt ông Thuấn cũng cho rằng, hiện lefaso đã thành lập được một trung tâm nghiên cứu phát triển để tìm ra giải pháp tăng NSLĐ.

Vấn đề mấu chốt để giải quyết tăng NSLĐ là sử dụng các nền tảng tự động số để quản trị doanh nghiệp. Được biết, Hiệp hội đã thí điểm ở một số doanh nghiệp sau đó sẽ mở rộng ra các doanh nghiêp khác; việc tiếp theo là áp dụng công nghệ của hệ thống tích hợp để phù hợp với nền tảng quản trị doanh nghiệp.

Đỗ Đạt

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này