Bác sĩ kể chuyện trực Tết

20:40 | 06/02/2018
Đã chọn nghề y thì hiếm có y, bác sĩ nào không một lần đón tết Nguyên Đán ở bệnh viện. Với các bác sĩ trực tết, chuyện “mất” giao thừa vì cứu bệnh nhân không còn xa lạ, nhất là bác sĩ trực cấp cứu. Có những ca cấp cứu, khi bác sĩ xong việc ngẩng mặt lên nhìn đồng hồ thì đã qua thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới rất lâu rồi.
bac si ke chuyen truc tet Đáp ứng công tác y tế phục vụ Tết Dương lịch 2018
bac si ke chuyen truc tet Những thợ điện “thầm lặng” trong đêm giao thừa

Ngày Tết bác sĩ bận hơn ngày thường

Tại các bệnh viện, nhất là những bệnh viện tuyến cuối, những cơ sở cấp cứu, điều trị ngoại khoa thì dường như Tết các bác sĩ lại tất bật hơn ngày thường. Chia sẻ về chuyện trực Tết bệnh viện, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trải lòng, với bệnh nhân họa hoằn lắm cũng chỉ phải đón giao thừa ở bệnh viện một vài lần trong đời nhưng với các y, bác sĩ thì đó gần như đã là chuyện thường xuyên.

Từ đêm 30 đến mùng 3 Tết luôn có các bác sĩ, nhân viên y tế túc trực trong bệnh viện, sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân. Thậm chí Tết các y, bác sĩ trực phải làm việc nhiều hơn vì mọi người chia nhau để nghỉ Tết, còn một số sinh viên thực tập cũng nghỉ Tết về quê.

bac si ke chuyen truc tet
GS. TS. bác sĩ Lê Ngọc Thành

GS. TS bác sĩ Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E cho biết: “Khi chọn nghề này, người thầy thuốc chấp nhận hy sinh nhiều thứ trong đó có niềm vui đón giao thừa bên gia đình, người thân. Dĩ nhiên chúng tôi cũng cố gắng để vào những ngày Tết bệnh viện cũng có không khí Tết ấm cúng như trong gia đình. Dù bận rộn thế nào thì những ngày cuối năm bệnh viện cũng phải có cành đào, cây quất để mọi người cảm nhận được không khí ngày Tết.

Trong suy nghĩ của nhiều người có lẽ vất vả nhất là công việc trực ở những điểm nóng về cấp cứu tai nạn giao thông. Bác sĩ Cấp cho hay trong những năm gần đây, số ca bệnh cấp cứu nặng thường có chiều hướng tăng lên nhiều hơn so với ngày thường.

Các điều dưỡng, bác sĩ trực luôn phải chịu những áp lực rất lớn, trước hết là áp lực về chuyên môn. Bên cạnh đó còn là áp lực từ phía gia đình, người thân của bệnh nhân. Đặc biệt, những ngày tết các bác sĩ còn bận hơn với lượng bệnh nhân vẫn ùn ùn nhập viện vì ngộ độc thực phẩm, xuất huyết tiêu hóa, đau dạ dày, ngộ độc rượu….

Cũng theo bác sĩ Cấp, mặc dù chuyện ngộ độc rượu luôn được cảnh báo, nhưng Tết năm nào cũng có tới 20 - 30 % bệnh nhân cấp cứu tại Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), nguyên nhân ngộ độc nặng do rượu, đặc biệt là rượu có methanol.

“Có những bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng bị hôn mê sâu, suy hô hấp, huyết áp tụt. Thậm chí, có những bệnh nhân dù được điều trị tích cực nhưng vẫn không qua khỏi, gia đình đành xin bệnh nhân về trước giao thừa. Hoặc có bệnh nhân cứu sống được việc điều trị cũng rất khó khăn lại vô cùng tốn kém” - bác sĩ Cấp nói.

Tết trong viện ấm cúng như gia đình

Tết Nguyên đán đang ngày càng đến gần và đa phần các bệnh viện đã hoàn thành việc phân công lịch trực cho các y, bác sĩ và nhân viên. Chia sẻ về vấn đề trực Tết trong bệnh viện, GS. TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E cho biết: “Khi chọn nghề này, người thầy thuốc chấp nhận hy sinh nhiều thứ trong đó có niềm vui đón giao thừa bên gia đình, người thân. Dĩ nhiên chúng tôi cũng cố gắng để vào những ngày Tết bệnh viện cũng có không khí Tết ấm cúng như trong gia đình. Dù bận rộn thế nào thì những ngày cuối năm bệnh viện cũng phải có cành đào, cây quất để mọi người cảm nhận được không khí ngày Tết.

Ngoài việc lo cấp cứu và điều trị, các y, bác sĩ trực tết cũng vẫn tổ chức đón giao thừa. Mọi người thay nhau tập trung về hội trường của bệnh viện cùng nâng một ly rượu vang, ăn miếng bánh và chúc nhau năm mới an lành. Sau khoảnh khắc giao thừa, lãnh đạo bệnh viện cùng các y, bác sĩ lại tới tặng quà, thăm hỏi, động viên bệnh nhân”.

Các bác sĩ cho biết, bình thường lời chúc sức khỏe luôn là những lời quý thì ở trong viện nó càng ý nghĩa hơn nhiều. Bởi ngày Tết, phải ở lại viện là việc chằng đừng. Nhưng dường như trong ngày Tết, tình thương, tình yêu của con người dành cho nhau càng được bộc lộ rõ hơn và sâu sắc hơn.

Phân trực Tết cũng là cả một vấn đề được Ban lãnh đạo tại các bệnh viện quan tâm. Tại Bệnh viện E, lịch trực tết được luân phiên từng người. Cụ thể, theo lịch trực hàng ngày tại bệnh viện đối với bác sĩ 8 ngày/1 lần trực, nhân viên thì 6 ngày/lần trực, và cứ như vậy xoay vòng Tết tới lượt ai người đó trực.

Theo Giám đốc Bệnh viện E phân tích: “Với cách phân công lịch trực Tết như vậy vừa công bằng và có thể bỏ được cơ chế xin cho. Đối với những ai muốn thay đổi thì có thể tự trao đổi, đổi lịch cho nhau. Đây là một trong những cơ chế đang được nhiều bệnh viện áp dụng hiện nay”.

bac si ke chuyen truc tet
Tại các bệnh viện, công tác trực tết đã được chuẩn bị kỹ lưỡng để phục vụ tốt nhất cho bệnh nhân.

Cũng chia sẻ về công tác phân lịch trực tết tại Bệnh viện mắt Trung ương, bác sĩ Cương cho biết hiện bệnh viện đã hoàn tất việc phân công lịch trực tết. Không những trực chuyên môn thông thường mà bệnh viện còn có cả đội trực cấp cứu thảm họa, nhằm đề phòng những vụ tai nạn xảy ra đối với nhiều người. Đồng thời, trên trang Web của bệnh viện cũng đăng nhiều thông tin tuyên truyền cho người dân về cách sơ cứu, cũng như cách phòng tránh những tai nạn chấn thương về mắt.

Khi hỏi về những mong muốn trong ngày đầu năm mới, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cười: “Chúng tôi trực Tết quen rồi, đương nhiên là mong ít bệnh nhân phải nhập viện trong những ngày Tết. Nhưng cũng không mong họ cứ nấn ná ăn Tết ở nhà không vào viện thì bệnh tình sẽ nặng hơn”.

Bác sĩ Cấp cũng cho biết, đã có nhiều trường hợp bệnh nhân cấp cứu vào những ngày Tết trong trường hợp bệnh tình nguy kịch do… cố ở nhà ăn Tết. “Tết này mong sao sẽ có rất ít người nhập viện cấp cứu. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, mùa xuân an lành đã đến với mọi nhà trong những ngày đầu năm mới”, bác sĩ Cấp cho biết thêm.

Nguyễn Minh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này