Vi phạm ngày càng tinh vi

22:07 | 16/12/2017
Hiện tượng vi phạm bản quyền trên mạng internet đã và đang là vấn đề nhức nhối đối với nhiều lĩnh vực văn học nghệ thuật. Không chỉ trắng trợn ăn cắp bản quyền, ngày càng xuất hiện nhiều trang mạng vi phạm tinh vi hơn.
vi pham ngay cang tinh vi Vấn nạn vi phạm bản quyền: Luật có... đừng kêu khó thực thi!
vi pham ngay cang tinh vi Phạt nặng website vi phạm bản quyền
vi pham ngay cang tinh vi
VTVcab ngừng phát sóng UEFA Champions League và Europa League do bị vi phạm bản quyền.

Thủ thuật ngày càng tinh vi

Chỉ tính riêng trong lĩnh vực phim trực tuyến (film online), hiện trên mạng internet ở Việt Nam có hơn 50 trang mạng lưu giữ và phát hành phim. Có thể kể đến những trang mạng phim ở Việt Nam có đông đảo lượt truy cập như: Xemphim24h.com, phimtructuyen.org, phimmienphi.net, xemphimhay.vn, thegioiphim.com… Hầu hết các trang web phim này đều không có hợp đồng bản quyền với các hãng sản xuất phim cũng như các đơn vị, công ty có bản quyền phân phối, phát hành phim.

Thế nhưng, cứ hễ có phim chiếu rạp được khoảng đôi ba tuần là các trang mạng này đã cập nhật phim lên mạng. Ngoài việc thu phí tính theo lượt truy cập, nhiều trang mạng này còn có lợi nhuận từ những hợp đồng quảng cáo trên internet nhưng tiền tác quyền cho tác giả cũng như tiền bản quyền cho các đơn vị sản xuất phim thì tuyệt nhiên các trang

Với thủ thuật ngày càng tinh vi, nhiều trang web phim trực tuyến ở Việt Nam gần đây còn chèn các dòng chữ quảng cáo hay các banner quảng cáo lên các bộ phim có đông đảo người xem mà không xin phép nhà sản xuất hay các tác giả làm phim. Không chỉ trốn nghĩa vụ trả tiền tác quyền phim, hiện tượng này còn làm méo mó, sai lệch những sáng tạo khổ công của những nghệ sĩ trong lĩnh vực nghệ thuật thứ bảy.

Gần đây, sự việc bộ phim “Cô Ba Sài Gòn” mới trình chiếu ở rạp đã bị livestream qua Facebook đã cho thấy nạn vi phạm bản quyền trên mạng hé lộ thêm chiêu thức mới. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, nhiều bạn trẻ nghiễm nhiên livestream phát sóng online trên các trang mạng xã hội mà không mất bất cứ chi phí nào về bản quyền hay tiền tác quyền. Chiêu thức này mới xuất hiện nhưng chỉ cần gõ từ khóa “bản cam” hay “bản cam phim” trên Google cũng đã cho hàng triệu kết quả về các bộ phim bị ăn cắp bản quyền, truyền tải trực tuyến video qua Facebook…

Bản quyền của những chương trình truyền hình cũng bị ăn cắp trắng trợn trên các trang mạng internet. Theo anh Phan Trọng Tuyến, đại diện Công ty đầu tư phát triển An ninh Công nghệ cao CNC cho biết: “Theo khảo sát của chúng tôi, các chương trình truyền hình như gameshow hay các bản tin của VTV đang bị vi phạm nhiều nhất”. Mặc dù không có bản quyền phát sóng các chương trình truyền hình này nhưng nhiều trang mạng còn ngang nhiên quảng cáo các chương trình sẽ phát online cũng như chào mời khung giờ phát sóng các chương trình hot của VTV.

Đơn cử như bộ phim Người phán xử vừa gây sốt trên màn ảnh truyền hình được đôi ba tập đầu đã bị một website ăn cắp bản quyền, tuyên bố trắng trợn: “Người phán xử được chiếu trên website vào lúc 21 giờ 40 phút thứ 5, thứ 5 hằng tuần. Bản đầy đủ HD sẽ được cập nhật sau đó vài giờ”.

Thiệt hại không chỉ là kinh tế

Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế đối với các đơn vị sản xuất hay nắm giữ bản quyền phát sóng các chương trình truyền hình, hiện tượng vi phạm bản quyền truyền hình ở Việt Nam còn ảnh hưởng đến uy tín của đất nước trong việc thương thảo bản quyền trên phương diện quốc tế. Trước sự vi phạm bản quyền trắng trợn của một số website và cả một số tờ báo mạng, các cơ quan truyền thông về bản quyền giải bóng đá Champions League - Cúp C1 châu Âu và Europa League mà bản quyền thuộc về VTVCab, VTV đã nhiều lần gửi đơn tố cáo tới Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục An ninh Thông tin Truyền thông Bộ Công an và thậm chí gửi đơn ra tòa khiếu kiện một số cơ quan truyền thông nhưng hiện tượng vi phạm vẫn xuất hiện đây đó.

Đáng buồn là từ ngày 9-5 vừa qua, VTVCab phải đau xót thông báo là đơn vị cung cấp bản quyền chương trình giải bóng đá UEFA Champions League, UEFA Europa League chính thức ngừng cung cấp tín hiệu chương trình này ở Việt Nam vì những vi phạm bản quyền có tính hệ thống ở nước ta đối với chương trình này.

Cùng với sự bùng nổ của mạng internet, hiện tượng vi phạm bản quyền cũng diễn ra tương đối phổ biến đối với sách điện tử. Chỉ với một phần mềm quét sách, toàn bộ cuốn sách đã được chuyển sang dạng file PDF để đăng tải lên các website sách. Đa số bản PDF sách trên mạng hiện nay đều không có bản quyền cho các đơn vị xuất bản sách cũng như không trả tiền tác quyền cho tác giả. Theo thống kê chưa thật đầy đủ, gần 50% sách điện tử ở nước ta là sách không có bản quyền.

Nhiều trang web sách còn có cả những file sách, dễ dàng cho người đọc tải về hoặc chỉ một thao tác nhỏ có thể được các trang mạng này chuyển file sách về email cá nhân. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, với việc ăn cắp bản quyền sách, nhiều trang mạng thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mà không phải trả tiền tác quyền cho tác giả cũng như tiền bản quyền cho các đơn vị xuất bản sách. Đơn cử như trang website thuvien27.net, chỉ với 14.000 VNĐ bỏ ra, các thành viên trang web này có thể tải về một bản sách điện tử và với 12.000 lượt tải về, trang website này đã thu về được gần 300 triệu đồng.

Tinh vi hơn, nhiều website sách hiện nay còn thu âm các bản sách in thành âm thanh để người nghe có thể nghe lại các cuốn sách hay. Thủ thuật này tuy mới mẻ nhưng cũng đã có hơn 20 website sách ở Việt Nam có các file voice sách mà đa phần các bản voice sách này đều không có bản quyền sách hay không trả cho tác giả bất cứ chi phí nào về tác quyền.

Theo Phúc Nghệ/nhandan.com.vn

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này