Cách hạn chế tình trạng thực phẩm tươi bị hỏng

09:21 | 01/12/2017
Thịt, cá hay hải sản luôn là những thực phẩm dễ bị hư hỏng nếu không cất trữ đúng cách. Không chỉ chọn mua những sản phẩm tươi ngon và an toàn mà cách bảo quản cũng là một trong những vấn đề giúp bữa ăn của bạn được lành mạnh.
cach han che tinh trang thuc pham tuoi bi hong Phát hiện 8 loại thực phẩm có thể tươi lâu bất ngờ
cach han che tinh trang thuc pham tuoi bi hong Những chất độc bạn có thể vô tình đưa vào cơ thể hàng ngày

Bất kỳ bà nội trợ nào cũng muốn thực phẩm mình mua về luôn được tươi ngon và lành mạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bảo quản thịt, cá, hải sản để tránh tình trạng bị hư hỏng và bốc mùi khó chịu.

Nếu như ở kỳ trước là Làm thế nào để biết được thịt, cá đã bị hỏng?, thì kỳ này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số cách để bảo vệ thực phẩm của bạn trong gian bếp.

cach han che tinh trang thuc pham tuoi bi hong

Rã đông thịt, cá đúng cách

Theo WikiHow, thịt, cá được để trong tủ lạnh hoặc tủ đá trong thời gian dài có nguy cơ bị hư hỏng. Khi chúng ta rã đông thịt tự nhiên ở nhiệt độ phòng trong một khoảng thời gian dài càng làm tăng nguy cơ hư hỏng. Thay vào đó, hãy làm tan thịt bằng cách cho vào lò vi sóng.

Nhưng tốt nhất nên bỏ thịt trong túi plastic và xả nước trực tiếp lên đấy để rã đông.

Lưu trữ thực phẩm của bạn ở nhiệt độ an toàn

cach han che tinh trang thuc pham tuoi bi hong
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C. Ảnh: Internet

Thịt, cá phải được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 40 độ F (tức 4 độ C). Nếu thức ăn của bạn được bảo quản ở bất kỳ nhiệt độ nào nóng hơn, nó sẽ dễ bị hư hỏng.

Hãy bỏ đồ ăn đã được giữ trong nhiều giờ ở nhiệt độ phòng.

Cất trữ thịt đúng cách

Mặc dù thịt sẽ chỉ cất trong tủ lạnh vài ngày, nó có thể kéo dài hàng tháng trời trong tủ đá. Để kéo dài tuổi thọ của thịt, đặt nó trong một hộp kín và đóng băng nó cho đến khi bạn có kế hoạch để ăn nó.

Thịt đông lạnh có thể gây ra vết đông cứng, tuy không nguy hiểm song chúng thường có vị khó chịu.

Tránh ăn thực phẩm hết hạn hoặc không làm lạnh

Ngay cả khi thịt, cá của bạn có vẻ không bị ô nhiễm, nó vẫn có thể bị nhiễm vi khuẩn có hại. Không ăn thịt, cá đã được để trên bếp trong một thời gian quá dài hoặc quá thời gian bán ra, cũng như có cách dấu hiệu hư hỏng.

Kiểm tra nhiệt độ bên trong thực phẩm khi khi nấu

Nấu ăn đúng nhiệt độ là chìa khóa để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

Nếu nấu thịt đỏ đến giữa 120-165 độ F (49-74 độ C) là lý tưởng. Thì gia cầm nên được nấu ở nhiệt độ 165 độ F (tức 74°C) và hải sản an toàn nhất khi nấu đến 145 độ F (63 độ C).

Một số hải sản ăn sống như sushi, trong trường hợp này, hãy làm theo các hướng dẫn sử dụng một cách cẩn thận và loại bỏ chúng nếu bạn thấy có dấu hiệu hư hỏng.

Theo Nguyên Hà/ plo.vn

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này