Kính thực tế ảo:

Ảnh hưởng sức khỏe thật

15:10 | 23/11/2017
Cùng với sự phát triển của công nghệ xử lý hình ảnh, điện ảnh 3D, kính thực tế ảo được phát minh với vai trò mang lại trải nghiệm mới lạ cho mọi người. Người dùng có thể hòa mình vào không gian phim, trò chơi với những cảm xúc, hình ảnh rất thật. Thế nhưng, bên cạnh niềm vui đắm chìm trong thế giới ảo đấy, người sử dụng cũng có thể nhận về những nguy hại cho mắt, hệ thần kinh.
anh huong suc khoe that Kính thực tế ảo “siêu rẻ”: Hiểm họa khôn lường
anh huong suc khoe that Hướng dẫn xem YouTube ở chế độ thực tế ảo trên iPhone

Chạm tới thế giới ảo với giá chỉ 34.000 đồng?!

Sảnh tầng 3 ở một trung tâm thương mại nổi tiếng của Thủ đô, hình ảnh người lớn, trẻ nhỏ thay nhau trải nghiệm hệ thống kính thực tế ảo giá nghìn đô la với đủ sắc thái cảm xúc. Người bò ngoài, người đứng, người run sợ và la hét. Với 50.000 đồng/lượt để được trải nghiệm thế giới ảo, trò chơi này thu hút không ít người thăm quan, mua sắm. Thế nhưng, không ít người sau khi trải nghiệm đã hứng chịu cảnh hoa mắt, chóng mặt đôi khi còn nôn tại chỗ. Có thể nói, rộ lên với sự khác lạ, hiện đại nên tại nhiều khu vui chơi giải trí cũng sẵn có trò chơi thực tế ảo mới lạ này.

Những chiếc kính thực tế ảo giá rẻ trên thị trường có cấu tạo tương đối giống nhau. Nhìn sơ lược, những chiếc kính này khá bắt mắt, quan trọng nhất, giá thành vô cùng rẻ chỉ từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng đã đẩy mức tiêu thụ mặt hàng này lên rất cao. Về cách sử dụng cũng rất dễ dàng, người dùng chỉ cần bỏ điện thoại vào giá đỡ sau đó điều chỉnh tiêu cự phù hợp với mắt và thưởng thức. Khi điện thoại bật lên, áp sát phần thấu kính vào mắt, người dùng đã được hòa mình vào thế giới của bộ phim, trò chơi.

anh huong suc khoe that
Các bậc phụ huynh thận trọng khi cho con cái đeo kính thực tế ảo

Bản chất của trò chơi sử dụng kính thực tế ảo là kích thích chứng năng phù thị - chức năng tiếp nhận hình ảnh của mắt để người dùng có thể cảm nhận sự chân thật của hình ảnh đối diện. Thế nhưng, trong khi các bác sĩ nha khoa khuyến cáo dùng điện thoại cách mắt khoảng 20 – 25cm, thì tại đây khoảng cách của giá đỡ điện thoại đến mắt chỉ còn ¼ mức cho phép (khoảng 5cm). Cùng với đó, việc điều chỉnh tiêu cự đều là hoạt động thô, được người dùng tự ướm với tiêu chuẩn mắt nhìn được ảnh đẹp, rõ là đủ. Sự điểu chỉnh bản năng, không có sự tính toán bài bản cộng với khoảng cách quá sát mắt là câu hỏi lớn cho sự ảnh hưởng đến mắt người dùng.

Và với giá 34.000 đồng/chiếc kèm cả vốn lẫn lời, nhiều người hoài nghi về chất lượng chất liệu của sản phẩm. Kính mắt, kính râm thông thường với giá chỉ vài chục nghìn đã bị lên án không đảm bảo chất lượng vậy với thấu kính chuyển đổi hình ảnh giá rẻ đó, liệu nó có được sử dụng chất liệu đúng quy chuẩn.

Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Vinh Quang (Khoa Khám mắt, Bệnh viện Mắt Hà Nội) cho biết: “Khi mắt phải điều tiết nhiều, nó sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực, hệ thần kinh, đó là lí do nhiều người thấy hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn khi sử dụng kính thực tế ảo. Chúng ta phải khẳng định, thực tế ảo không dành cho tất cả mọi người, nhất là với người huyết áp thấp. Riêng với trẻ em, mắt trẻ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện các chức năng, thời gian học hành, khám phá đã đủ khiến mắt mệt mỏi. Vì vậy người lớn cần hạn chế cho trẻ sử dụng tránh mắt bị mệt mỏi

Chưa kể tới, trong khi trò chơi khuyến cáo không phù hợp với trẻ <13 tuổi nhưng trên thực tế, sự kiểm soát đối tượng sử dụng mặt hàng này rất kém. Vì thỏa mãn tính tò mò hay thỏa hiệp với sự đòi hỏi của trẻ, nhiều cha mẹ sẵn sàng chiều theo đáp ứng của con mà quên mất những nguy hại phía sau

Dễ bị tật khúc xạ mắt

Vì tò mò, anh Nguyễn Hoàng Nam (Trương Định, Hà Nội) sắm cho mình một chiếc kính VR Box trên mạng với giá 150.000 đồng. Thế nhưng, trái lập với sự háo hức được tiếp cận công nghệ mới, sau khi sử dụng, anh Nam bị khó chịu với những biểu hiện chóng mặt, buồn nôn. Chỉ sau 1 lần trải nghiệm, anh Nam buộc phải vứt xó. Vô tình, thiết bị kính thực tế ảo trở thành đòn tấn công với cơ thể người sử dụng.

Anh Phạm Minh Sơn – kinh doanh kính thực tế ảo (1194 đường Láng, Đống Đa) cho biết: “Chất lượng một chiếc kính thực tế ảo phụ thuộc nhiều vào phần thấu kính. Nó có thể chiếm đến 2/3 giá thành sản phẩm, chính vì vậy giá của mặt hàng này có sự chênh lệch. Các loại kính chất lượng thấp có tiêu cự và thiết kế không tốt sẽ cho ra những hình ảnh bị bóp méo không thực tế đồng thời hình ảnh khi đi qua thấu kính tới mắt sẽ bị tán xạ sẽ khiến mắt người nhìn phải điều tiết liên tục”.

Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Vinh Quang (Khoa Khám mắt, Bệnh viện Mắt Hà Nội) cho biết: “Khi mắt phải điều tiết nhiều, nó sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực, hệ thần kinh, đó là lí do nhiều người thấy hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn khi sử dụng kính thực tế ảo. Chúng ta phải khẳng định, thực tế ảo không dành cho tất cả mọi người, nhất là với người huyết áp thấp. Riêng với trẻ em, mắt trẻ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện các chức năng, thời gian học hành, khám phá đã đủ khiến mắt mệt mỏi. Vì vậy người lớn cần hạn chế cho trẻ sử dụng tránh mắt bị mệt mỏi”. Cũng theo bác sĩ Quang, để hạn chế ảnh hưởng không tốt, người dùng nên rút ngắn thời gian sử dụng, không dùng quá lâu và liên tục. Cùng với đó, người dùng cần sử dụng sản phẩm đảm bảo chất lượng.

Bất cập trong quản lý sản phẩm, mập mờ về nguồn gốc khiến người tiêu dùng loay hoay lựa chọn và dễ rơi vào bẫy của những sản phẩm kém chất lượng. Để tránh những tác hại không tốt tới sức khỏe, người dùng nên tỉnh táo trước những sản phẩm kính thực tế ảo giá rẻ, sử dụng có chừng mực và hiểu cơ thể có phù hợp hay không.

Hồng Hải

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này