Chất vấn Chánh án Tòa nhân Nhân dân Tối cao:

Công đoàn khởi kiện, phải gỡ vướng từ luật

11:20 | 18/11/2017
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội khóa XIV, sáng nay (18/11), dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội  đã tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ 4 đối với Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình. Trong đó, có nôi dung khởi kiện của Tổ chức Công đoàn ra Tòa liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động.
cong doa n kho i kie n pha i go vuo ng tu lua t Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018
cong doa n kho i kie n pha i go vuo ng tu lua t Cả nước đã tạo việc làm cho gần 1,24 triệu lao động
cong doa n kho i kie n pha i go vuo ng tu lua t Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Cử tri và nhân dân kiến nghị 6 vấn đề lớn

Mở đầu phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, đã có 54 đại biểu đăng ký chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC) Nguyễn Hòa Bình. Và Chánh án Nguyễn Hòa Bình đã trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH):

cong doa n kho i kie n pha i go vuo ng tu lua t
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành phiên chất vấn sáng nay (ảnh CP)

Trương Thị Bích Hạnh (Bình Dương); Nguyễn Chiến (Hà Nội); Lê Ngọc Hải (Quảng Nam); Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên); Phan Thị Bình Thuận (TPHCM); Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội); Bùi Thị Huyền Mai (Hà Nội); Dương Minh Tuấn (Bà Rịa - Vũng Tàu); Nguyễn Thị Thảo (Nghệ An); Lê Thị Nga (Thái Nguyên); Giàng Thị Bình (Lào Cai); Vũ Thị Nguyệt (Hưng Yên); Bùi Văn Xuyền (Thái Bình); Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình); Nguyễn Thị Quyết Tâm (TPHCM)... về các nội dung: Hướng giải quyết vướng mắc trong các vụ việc Bảo hiểm xã hội kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm; "Số phận mong manh của các bản án", nhiều bản án vừa tuyên có hiệu lực bị giám đốc thẩm, bất nhất về quan điểm nghiệp vụ; tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án; về xây dựng và phát triển án lệ; trách nhiệm, xử lý các vụ án oan sai; xử lý các vụ án có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm; giải pháp công khai bản án nhưng vẫn bảo đảm bí mật đời tư của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; giải pháp nâng cao chất lượng công tác xét xử sơ thẩm và tiến độ xử lý các vụ án giám đốc thẩm, tái thẩm; giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng trước tòa; giải pháp thực hiện tinh giản biên chế trong ngành tòa án; bài học kinh nghiệm trong xét xử các đại án tham nhũng (đặc biệt là vụ Hà Văn Thắm); giải pháp khắc phục tình trạng tỷ lệ án bị cải sửa, hủy; giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ án đánh bạc; giải pháp nâng cao chất lượng xét xử, thi hành các vụ án hành chính.

Liên quan đến nội dụng khởi kiện của Công đoàn, một số đại biểu nêu thực trạng: Hiện nay, số doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội kéo dài làm cho người lao động và cán bộ công đoàn rất bức xúc trong khi Luật Công đoàn, Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định tổ chức công đoàn có quyền đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền và lơi ích chính đáng của người lao động không bảo đảm. Tuy nhiên, vừa qua các đơn khởi kiện của tổ chức công đoàn đều bị toà án trả lại. ĐBQH Trương Thị Bích Hạnh (Bình Dương) chất vấn: Nguyên nhân là gì và đâu là giải pháp để tổ chức công đoàn có thể thực hiện quyền khởi kiện?

cong doa n kho i kie n pha i go vuo ng tu lua t
Chán án TANDTC Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn

Về nợ bảo hiểm, theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, hiện còn 102.900 đơn vị nợ bảo hiểm với số tiền 14.700 tỷ đồng. Bảo hiểm Xã hội đã khởi kiện 8.840 vụ, yêu cầu trả 6.000 tỷ đồng. Tòa án các cấp đã xử 3.986 vụ, trả lại 1.400 đơn…Chánh án cho biết, “vướng mắc hiện nay là quy định của luật giao bảo hiểm có quyền kiểm tra, xử phạt, sau khi kiểm tra xử phạt theo trình tự hành chính xong thì Tòa mới giải quyết. Tòa có công văn yêu cầu không thụ lý đơn này nữa vì không đúng với quy định của quy trình tố tụng hiện hành”.

Chán án nhấn mạnh: Theo một số văn bản, Liên đoàn Lao động có quyền khởi kiện các doanh nghiệp. Thời gian qua, Công đoàn đã khởi kiện 138 vụ. Quá trình xét xử cũng vướng về một số quy định pháp lý. Đó là đại diện công đoàn không được người lao động ủy quyền, nên thông tin ra trước Tòa để bảo vệ phần khởi kiện là không chắc chắn. Mặc dù kiện nhưng lại không bảo vệ được. Do vậy có “vướng về mặt luật”, vì xem đây là kiện dân sự nên bên nguyên đơn và bị đơn bình đẳng với nhau. Theo nguyên tắc thì việc gì tốt ở đôi bên thì có quyền thỏa thuận. Trong trường hợp này thì công đoàn khởi kiện nhưng công đoàn lại không có quyền thỏa thuận về đóng bảo hiểm. Do đó, vụ án cũng không giải quyết được.

Vậy đâu là giải pháp tháo gỡ? Chánh án TANDTC cho rằng, “đây là thực tế nóng, muốn hay không thì cũng phải giải quyết, bởi nếu để nợ đọng bảo hiểm thì không bảo đảm quyền lợi của người lao động khi nghỉ hưu hay đi khám bệnh”. Quốc hội thông qua Bộ luật Hình sự, theo đó, sau ngày 1/1/2018, các hành vi vi phạm đến nợ bảo hiểm bắt buộc thì coi là tội phạm. “Nếu vụ án hình sự xảy ra, cơ quan điều tra vào cuộc, viện kiểm sát truy tố thì trách nhiệm của Tòa án các cấp phải thụ lý”. Trách nhiệm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao là cũng có Nghị quyết - việc này đang được triển khai, ban hành Nghị quyết hướng dẫn xét xử các vụ án hình sự liên quan đến bảo hiểm xã hội”- Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết.

Tuy nhiên, chưa đồng thuận với trả lời của Chánh án, cácĐBQH Trương Thị Bích Hạnh (Bình Dương), Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre)…tranh luận. Và các đại biểu đã đồng tình với nguyên nhân dẫn đến vướng mắc Công đoàn gặp phải trong thực hiện quyền khởi kiện mà Chánh án đã nêu là do quy định của pháp luật và từ phía tổ chức Công đoàn, nhưng đại biểu Trương Thị Bích Hạnh “chưa đồng tình” với giải pháp mà Chánh án đưa ra, đó là sắp tới tiến hành xử lý hình sự các doanh nghiệp nợ bảo hiểm. “Đây là giải pháp có thể thu hồi, giảm bớt các khoản nợ bảo hiểm xã hội, nhưng không phải giải pháp để thực hiện quyền khởi kiện của Công đoàn”- đại biểu Trương Thị Bích Hạnh nói.

Hiện nay, có đến 4 luật quy định quyền tổ chức công đoàn được đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện khi quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động bị xâm phạm. Quyền của tổ chức công đoàn cũng chính là trách nhiệm của Công đoàn đối với người lao động. “Nếu pháp luật quy định như thế, nhưng thực tế không thực hiện được thì pháp luật chỉ nằm trên giấy”, đại biểu Trương Thị Bích Hạnh thẳng thắn. Vì vậy, đại biểu này kiến nghị: “Quốc hội tiến hành nghiên cứu, rà soát tháo gỡ vướng mắc này từ quy định của pháp luật”.

Cùng quan điểm, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói rằng, “nếu nói như Chánh án thì dường như chúng ta đang áp dụng sai Hiến pháp”. Bởi lẽ, tại Điều 10 Hiến pháp và Điều 1, Luật Công đoàn 2013 đã quy định, Công đoàn đại diện cho người lao động. “Bây giờ chúng ta lại giải thích Công đoàn phải nhận giấy ủy quyền có đóng dấu và có chữ ký, công chứng - đây là quyết định có tính vi hiến”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói, “Hiến pháp là to nhất, không thể có quy định khác vượt Hiến pháp và không thể áp dụng quy định khác, đặt ra quy định khác được”. Với hành vi chiếm đoạt bảo hiểm của người lao động, “theo quan điểm của tôi là hành vi vi phạm pháp luật và phải được xét xử, chứ không phải là đi khởi kiện”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói. Có thể xử lý mặt hành chính, sai áp tài sản của doanh nghiệp, nhưng không phải buộc Công đoàn hay tổ chức nào, hay người lao động đứng ra khởi kiện trước Tòa án. “Hàng trăm người nghìn lao động tại sao lại bắt phải ra Tòa án, và Tòa án làm sao giải quyết hàng trăm vụ án được”. Chỉ ra điểm bất hợp lý này, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng “chúng ta đang đi theo hướng khác, gây khó khăn cho toàn hệ thống”.

H.Phạm- K.Thoa

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này