Gặp gỡ “Người phụ nữ quyền lực" trong việc chống biến đổi khí hậu

17:38 | 26/10/2017
Ngày 26/10, tại trụ sở Liên Hợp Quốc (LHQ) ở Hà Nội, bà Christiana Figueres (người được bầu trong top 5 phụ nữ quyền lực nhất trong lĩnh vực khoa học năm 2017 của BBC Mundo) đã có cuộc trao đổi với báo giới Việt Nam về vấn đề chống biến đổi khí hậu.  
Truyền cảm hứng cuộc sống qua những chuyến đi
Australia hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ
Khởi động trung tâm khởi nghiệp dành cho phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam
gap go nguoi phu nu quyen luc trong viec chong bien doi khi hau
Bà Christiana Figueres tại buổi trao đổi với các báo giới Việt Nam. Ảnh: L.Q.V

Buổi gặp gỡ này được sự phối hợp tổ chức của Cơ quan đại diện LHQ tại Việt Nam và Trung tâm Sáng kiến truyền thông và phát triển (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - MDI).

Bà Christiana Figueres nguyên là Thư ký điều hành Công ước Khung của LHQ về BÐKH (2010 - 2016). Bà đã chủ trì quá trình đàm phán giữa 196 quốc gia và vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu để ký kết Thỏa thuận Paris lịch sử về BÐKH nãm 2015. Hiện, bà là người lãnh đạo Mission2020 - một sáng kiến toàn cầu nhằm giảm khí thải toàn cầu vào nãm 2020. Bà còn đảm trách: Lãnh đạo Khí hậu của Ngân hàng Thế giới, Phó Chủ tịch Thỏa ước toàn cầu của các thị trưởng thành phố về khí hậu và nãng lượng.

Bà Christiana Figueres chia sẻ: “Hiện trên toàn thế giới đang bị chịu hậu quả nặng nề của việc BÐKH. Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của vấn đề này. Những tác động tiêu cực của BÐKH đã ảnh hưởng lớn tới đời sống, sức khỏe cũng như sinh kế của người dân. Do vậy, cộng đồng quốc tế cần chung tay giữ gìn môi trường xanh, chú trọng sử dụng năng lượng tái tạo thay vì thói quen sử dụng năng lượng hóa thạch.

gap go nguoi phu nu quyen luc trong viec chong bien doi khi hau
Ông Kamal Malhotra - Điều phối viên Thường trú LHQ tại Việt Nam - đã chia sẻ nhiều ý kiến quanh vấn đề chống biến đổi khí hậu tại cuộc gặp. Ảnh: L.Q.V

Việc trong năm 2015, 196 quốc gia và vùng lãnh thổ đã phê chuẩn cam kết tuân thủ và thực thi Thỏa thuận Paris về chống BÐKH đã minh chứng điều quan trọng có tính toàn cầu này. Nếu trước đây, người ta cho rằng việc phát triển năng lượng tái tạo (từ nguồn năng lượng mặt trời và gió) khá tốn kém, nên còn e ngại, thì hiện tại, lợi ích của việc sử dụng năng lượng tái tạo với môi trường sống của người dân cũng như với các nhà đầu tư công nghiệp năng lượng tái tạo, đã khiến nhiều quốc gia dần chuyển đổi mô hình sản xuất và sử dụng năng lượng sạch…”.

Trước câu hỏi của các nhà báo về việc Việt Nam cần thích nghi với việc chuyển đổi này ra sao để đảm bảo phát triển bền vững, khi vẫn duy trì tỉ lệ phát triển các nhà máy nhiệt điện, bà Christiana Figueres cho rằng: “Hiện quốc tế rất quan tâm, đồng thời muốn giúp Việt Nam chuyển đổi mô hình khai thác, sản xuất và sử dụng nãng lượng tái tạo. Ðiều quan trọng, với những hệ lụy rõ ràng trong việc sử dụng năng lượng hóa thạch, Chính phủ Việt Nam cần phải sớm có quyết định cụ thể trong việc thay bằng mô hình phát triển năng lượng sạch, đồng thời cần có khung chính sách phù hợp, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư quốc tế trong vấn đề này…”.

Chia sẻ với những ý kiến nói trên, ông Kamal Malhotra - Ðiều phối viên Thường trú LHQ tại Việt Nam - cho biết: “Việt Nam đã có nhiều chính sách trong vấn đề chống BÐKH. Chương trình Phát triển của LHQ cùng các cơ quan thuộc LHQ tại Việt Nam cũng đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực thi nhiều chương trình chống BÐKH. Mới đây nhất, là khoản hỗ trợ tài chính trong 5 năm với nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực môi trường, chống BĐKH…”.

Lê Quang Vinh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này