Tháo các điểm nghẽn, thúc đẩy tăng trưởng

10:28 | 26/10/2017
Đồng tình với bản báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 và nhiệm vụ năm 2018 của Chính phủ, song tại phiên thảo luận ở tổ về vấn đề này, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội vẫn đề nghị Chính phủ làm rõ hơn nội dung “tăng trưởng phải đi đôi với bảo vệ môi trường và an sinh xã hội”.
tin nhap 20171026102019 IMF cảnh báo nguy cơ từ dân số già hóa tại khu vực châu Á
tin nhap 20171026102019 Triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng
tin nhap 20171026102019 APEC 2017: Thúc đẩy tăng trưởng vì lợi ích của tất cả người dân
tin nhap 20171026102019 Hàng triệu cơ hội việc làm mới khi hội nhập AEC
tin nhap 20171026102019 Việt Nam tiếp tục cải cách, tăng trưởng nền kinh tế

Đại biểu Phùng Quốc Hiển - Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, tăng trưởng chưa bền vững thể hiện ở vấn đề ô nhiễm môi trường. Ví dụ như chất thải, chất rắn… vẫn đang diễn biến rất đáng lo ngại. Ngay TP Hồ Chí Minh mỗi ngày có đến 8 nghìn tấn chất thải không biết xử lý thế nào, ngoài việc chôn lấp. Còn Hà Nội cũng có khoảng 6 nghìn tấn chất thải, chưa tính đến ô nhiễm làng nghề. Cũng theo ĐB Hiển tăng trưởng chưa bền vững còn thể hiện trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế. Hiện nay, “cái áo” giáo dục, văn hóa dường như đang quá chật. Đào tạo giáo dục phục vụ cho tăng trưởng như thế nào vẫn chưa xác định được? Số lượng lớn sinh viên ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong khi, muốn chấn hưng đất nước phải phụ thuộc vào giáo dục. Giáo dục là nguồn tài nguyên tri thức vô cùng quan trọng, khai thác không bao giờ hết, song lại đang gặp khó khăn.

tin nhap 20171026102019
các ĐB cho rằng cần tháo các điểm nghẽn để tạo động lực doanh nghiệp phát triển nhằm thu hút việc làm.nh: Café.net

Từ những băn khoăn trên, đại biểu Hiển cho rằng bước sang năm 2018, cần có cái nhìn sâu, rộng, dài hạn hơn để khắc phục hạn chế đã bộc lộ trong năm 2016 và 2017. Cương quyết, năm 2018 không chạy theo tăng trưởng nhanh, mà đi theo tăng trưởng bền vững, tăng trưởng có chất lượng.

Ở khía cạnh khác, một số đại biểu cho rằng, việc thực hiện nội dung cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế một cách thực chất còn chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra; Việc giải quyết những tồn tại, yếu kém của một số doanh nghiệp nhà nước còn chậm. Tăng xuất khẩu vẫn phụ thuộc phần lớn vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thiếu tính bền vững...

Và để giải quyết được các mục tiêu đề ra, ĐB Đào Ngọc Dung- Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đề nghị, Chính phủ cần quan tâm hơn đến tiến độ giải ngân đầu tư công để thúc đẩy sản xuất. Vừa qua, tiến độ giải ngân nhiều công trình, dự án đầu tư công rất chậm. Hiện có 2 chương trình mục tiêu quốc gia là xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Đây là 2 chương trình rất quan trọng, có tính chất nền tảng, song thực tế đến nay cả hai chương trình này mới giải ngân được 25,4% - tỷ lệ rất thấp so với yêu cầu. Do vậy, sau kỳ họp này, cần yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm thực thi nghiêm Nghị quyết của Quốc hội, hoặc đưa ra yêu cầu rõ ràng về thời hạn giải ngân vốn đầu tư đã được phân bổ.

Một thực tế khác được nhiều đại biểu chỉ ra, đó là việc Chính phủ có nhiều nỗ lực, song còn hiện tượng trên nói - dưới chưa chuyển. Tình trạng làm khó doanh nghiệp đã và đang tiếp tục xảy ra với rất nhiều phiền hà, nhiều chi phí không chính thức kiểu gầm bàn... Doanh nghiệp dù khó khăn nhưng cũng không dám kêu to, vì họ vẫn phải để đường còn làm ăn. Do vậy, một trong những vấn đề đặt ra là Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có lực lượng doanh nghiệp tư nhân để thu hút lao động…

H.Phạm

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này