Lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên lần thứ III năm 2017

Nâng cao giá trị các làng nghề

10:52 | 26/10/2017
Nhân Lễ hội vinh danh làng nghề (VDLN) truyền thống huyện Phú Xuyên lần thứ III (khai mạc ngày 26/10), phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên - Trưởng Ban Lễ hội, xung quanh công tác tổ chức lễ hội.
nang cao gia tri cac lang nghe Huyện Phú Xuyên: Bàn giao kinh phí hỗ trợ “Mái ấm công đoàn”
nang cao gia tri cac lang nghe Phát triển nghề may truyền thống

Xin ông cho biết mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức Lễ hội VDLN truyền thống của huyện Phú Xuyên?

nang cao gia tri cac lang nghe

Từ năm 2011, huyện Phú Xuyên chọn ngày 26/10 hằng năm là ngày VDLN của huyện, từ đó đến nay Lễ hội đã tổ chức thành công 5 lần (2 năm quy mô cấp huyện, 3 năm quy mô cấp xã). Năm 2017, Lễ hội tiếp tục được tổ chức quy mô cấp huyện.

Sở dĩ huyện thường niên tổ chức Lễ hội VDLN là nhằm tri ân những bậc tiền nhân đã có công truyền nghề. Khuyến khích sự phát triển và tạo cơ hội để quảng bá, tiếp thị, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm của làng nghề; Biểu dương, khen thưởng, động viên, ghi nhận các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện có thành tích trong việc đóng góp lữu giữ, xây dựng, phát triển nghề, làng nghề. Bên cạnh đó, Lễ hội còn khẳng định vai trò, vị trí của làng nghề đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới của huyện. Đồng thời củng cố, nâng cao giá trị văn hóa, lịch sử của các làng nghề và vị thế mảnh đất, con người Phú Xuyên.

Ông có thể cho biết quy mô tổ chức và những hoạt động chính diễn ra trong Lễ hội, những nét mới của Lễ hội năm nay?

Năm 2017, Lễ hội VDLN được tổ chức ở quy mô cấp huyện lần thứ III , thời gian tổ chức 4 ngày từ ngày (26/10 - 29/10/2017). Trong những ngày diễn ra Lễ hội có các nội dung chính như: Tế lễ tổ nghề, triển lãm ảnh, hội thảo về làng nghề, văn hóa - văn nghệ, biểu dương người tốt việc tốt, phát động phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, có các gian hàng tham dự.

nang cao gia tri cac lang nghe
Một lớp học khảm trai.

Nét mới trong tổ chức Lễ hội năm nay là buổi khai mạc vào tối ngày 26/10 được truyền hình trực tiếp trên kênh H1 của Đài truyền hình Hà Nội. Tại hội thảo về làng nghề, Ban tổ chức có mời diễn giả, chuyên gia kinh tế nổi tiếng TS. Lê Thẩm Dương cùng đại diện lãnh đạo các sở ngành, hiệp hội làng nghề để tọa đàm về phát triển làng nghề của huyện. Ngoài ra quy mô mời gian hàng tham dự nhiều hơn (khoảng gần 500 gian hàng trong và ngoài huyện tham dự), trong tổng thể không gian tổ chức Lễ hội có bố trí một khu riêng và được trang trí nổi bật để trưng bày sản phẩm tiêu biểu, đại diện của làng nghề. Các gian hàng tham dự lễ hội được bố trí theo từng nhóm ngành hàng thể hiện các nhóm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của huyện.

Trong các ngày diễn ra Lễ hội, Ban tổ chức sẽ tổ chức các trò chơi dân gian, biểu diễn thời trang từ sản phẩm làng nghề của huyện và mời các diễn viên hài, ca sĩ nổi tiếng biểu diễn văn nghệ để phục vụ nhân dân trong huyện, du khách đến tham dự.

Để tổ chức thành công Lễ hội VDLN truyền thống huyện Phú Xuyên lần thứ III năm 2017, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện được đặt ra như thế nào, thưa ông?

Ban Thường vụ Huyện có chủ trương tổ chức Lễ hội VDLN cấp huyện lần thứ III - năm 2017 quy mô hơn so với hai lần trước đây. Do vậy để tổ chức thành công lễ hội, Huyện ủy, UBND huyện đã xác định công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải kịp thời, sát sao, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực UBND huyện phụ trách và các ban, ngành, các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch để triển khai công việc.

Việc tổ chức lễ hội phải đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn về tài sản, tính mạng của đại biểu, du khách, nhân dân khi tham dự lễ hội. Thể hiện được sự đón tiếp, phục vụ chu đáo, lịch sự, thân thiện, an toàn và nét sinh hoạt văn hóa - chính trị của huyện với đại biểu khách, du khách, nhân dân đến tham dự lễ hội.

Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Từ đầu năm Ban thường vụ Huyện ủy đã có nghị quyết, quyết định thành lập ban chỉ đạo, UBND huyện đã ban hành kế hoạch, quyết định thành lập ban tổ chức lễ hội và 4 tiểu ban phục vụ; Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành liên quan, các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch để tuyên truyền, triển khai các giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề của huyện cũng như xây dựng kế hoạch, phương án chi tiết, cụ thể để phục vụ tổ chức Lễ hội. Huyện ủy, UBND huyện, Ban tổ chức lễ hội, các Tiểu ban đã tổ chức các hội nghị họp giao ban định kỳ, đột xuất để kiểm điếm tiến độ công tác chuẩn bị Lễ hội của các ngành, các xã, thị trấn.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Năm 2017, Lễ hội VDLN được tổ chức ở quy mô cấp huyện lần thứ III , thời gian tổ chức 4 ngày từ ngày (26/10 - 29/10/2017). Trong những ngày diễn ra Lễ hội có các nội dung chính như: Tế lễ tổ nghề, triển lãm ảnh, hội thảo về làng nghề, văn hóa- văn nghệ, biểu dương người tốt việc tốt, phát động phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, có các gian hàng tham dự. Nét mới trong tổ chức Lễ hội năm nay là, đây lần đầu tiên buổi khai mạc vào tối ngày 26/10 được truyền hình trực tiếp trên kênh H1 của Đài truyền hình Hà Nội.

Tại hội thảo về làng nghề, Ban tổ chức có mời diễn giả, chuyên gia kinh tế nổi tiếng TS. Lê Thẩm Dương cùng đại diện lãnh đạo các sở ngành, hiệp hội làng nghề để tọa đàm về phát triển làng nghề của huyện. Ngoài ra quy mô mời gian hàng tham dự nhiều hơn (khoảng gần 500 gian hàng trong và ngoài huyện tham dự), trong tổng thể không gian tổ chức Lễ hội có bố trí một khu riêng và được trang trí nổi bật để trưng bày sản phẩm tiêu biểu, đại diện của làng nghề. Các gian hàng tham dự lễ hội được bố trí theo từng nhóm ngành hàng thể hiện các nhóm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của huyện.

Hoàng Duy (thực hiện)

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này